07/09/2021 4:03 PM
Giá nhà ở đã tăng trên khắp các thành phố ở Châu Á - Thái Bình Dương (APAC) trong năm nay, được thúc đẩy bởi mức lãi suất thấp kỷ lục.

Sự lạc quan cũng tăng lên khi tỷ lệ tiêm chủng tăng và một số quốc gia đang tiến tới sự phục hồi sau đại dịch Covid-19. Theo các nhà phân tích, khi các công ty chuyển sang mô hình làm việc kết hợp, nhu cầu về nhà ở có diện tích lớn sẽ tăng lên.

Sự phát triển nóng của thị trường bất động sản tại một số thành phố châu Á đã dẫn đến nhiều kỳ vọng rằng chính phủ các nước sẽ can thiệp thông qua một số biện pháp như chính sách tài khóa hoặc tiền tệ. Ví dụ, Hàn Quốc đã tăng lãi suất lần đầu tiên sau 3 năm vào tháng 8.

Giá bất động sản tăng

Theo Victoria Garrett, người đứng đầu phân khúc nhà ở tại APAC của Knight Frank, mức tăng trưởng trung bình hàng năm trong khu vực tăng 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu mức tăng cao nhất trong 4 năm.

Các nhà phân tích và công ty bất động sản cho biết đã có sự cạnh tranh gay gắt giữa những người mua, dẫn đến việc xuất hiện những khoản tiền mặt cao ngất ngưởng, vượt ngoài định giá thị trường.

Sean Coghlan, quan chức cấp cao của JLL chia sẻ: “Có nhiều người mua tiềm năng hơn là các cơ hội trên thị trường, tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt, đặc biệt là với phân khúc nhà đất và logistics, qua đó đẩy giá tang cao”.

Thị trường nhà đất tăng trưởng mạnh

Một đại lý bất động sản ở Singapore đã mô tả thị trường nhà ở ở châu Á “đang trên đà tăng trưởng mạnh”

Chuyên gia Kenneth Tan đến từ công ty bất động sản PropertyLimBrothers cho biết: “Một số người mua thậm chí không xem nhà, họ đưa ra đề nghị sau khi nhìn thấy các ngôi nhà từ bên ngoài hoặc chỉ xem video. Hiện nay, cứ 10 người thì chỉ có 3 người dành thời gian tham quan trực tiếp tài sản”. Cũng theo ông Tan, có những giá khó tin mà người mua đặt ra, thậm chí lên tới cả triệu USD.

“Đó là một thị trường tăng trưởng nóng, giá rất cao”, ông Tan chia sẻ.

Liệu giá nhà đất sẽ tăng lên?

Regina Lim, chuyên gia phân tích tại JLL cho biết nếu có sự bùng nổ một phần, nguyên nhân chính là do lãi suất thấp, chính sách tiền tệ nới lỏng và “sự phân bổ tài sản không đồng đều” trong thời kỳ đại dịch.

“Giá nhà có khả năng sẽ tiếp tục tăng theo thu nhập, trừ khi có các biện pháp can thiệp được đưa ra để làm giảm sức hấp dẫn của thị trường nhà đất. Doanh số có khả năng sẽ tăng đối với phần lớn các loại hình bất động sản. Nhiều người coi đây là nơi an toàn để cất giữ tiền trong thời kỳ đại dịch”, bà cho biết.

Các nhà phân tích cho rằng giá bất động sản tăng nóng có thể sẽ thu hút sự chú ý từ các chính phủ, qua đó đưa những can thiệp kịp thời.

“Chúng tôi tin rằng doanh số và giá nhà ở sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới”, Koichiro Obu, trưởng bộ phận nghiên cứu bất động sản khu vực APAC tại DWS cho biết.

Tuy nhiên, ông cho rằng mức độ can thiệp của chính phủ cũng như sự thay đổi trong kỳ vọng đối với nền kinh tế vĩ mô có thể là những yếu tố lớn hơn, có thể ảnh hưởng đến giá nhà ở và doanh số bán nhà.

Sau Hàn Quốc, New Zealand có thể là quốc gia tiếp theo thực hiện việc tăng lãi suất. Trong khi đó, tại Singapore, các nhà phân tích cũng đang mong đợi những biện pháp hạn chế của chính phủ, vì các nhà lãnh đạo của quốc gia này đã cảnh báo vào năm 2020 rằng người mua nhà nên thận trọng với nguy cơ lãi suất tăng. Piyush Gupta, CEO ngân hàng DBS cho biết vào đầu năm nay rằng mọi người đang cố gắng “đón đầu” các biện pháp hạ nhiệt, theo một báo cáo của Reuters.

Anh Nguyễn (CNBC)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.