Cấp phép, gia hạn giấy phép khai thác cát sai quy định
Theo báo Tuổi Trẻ, Thanh tra Chính phủ vừa thông báo kết luận thanh tra về việc chấp hành pháp luật trong công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; công tác quản lý, sử dụng đất đai và đầu tư xây dựng cơ bản; việc cấp phép khai thác cát trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2015-2020.
Nhiều vi phạm trong quản lý khai thác cát tại An Giang
Trong đó, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra nhiều sai phạm trong việc quản lý khai thác cát trên địa bàn tỉnh An Giang. Đáng chú ý là việc tự ý gia hạn giấy phép khai thác cát và không thu tiền cấp quyền khai thác cát.
Cụ thể, từ ngày 1/7/2011 đến 31/12/2020, tỉnh An Giang cấp 4 giấy phép thăm dò khoáng sản cát sông tại khu vực không đấu giá nhưng không thực hiện thủ tục lựa chọn tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản là không đúng quy định.
Sau ngày 1/7/2011, An Giang gia hạn 15 giấy phép khai thác cát không đúng quy định theo Luật Khoáng sản năm 2010; cấp 7 giấy phép khai thác cát thuộc khu vực khoanh định không đấu giá nhưng không xác định phục vụ cho các công trình sử dụng ngân sách nhà nước… là không đúng quy định.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh An Giang không thu tiền cấp quyền khai thác cát 2 trường hợp gia hạn khai thác cát là không đúng quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản với số tiền cần thu nộp ngân sách trên 2,6 tỷ đồng. Việc xác định tiền cấp quyền khai thác cát cho 2 tổ chức theo giá cát san lấp trong khi quyết định phê duyệt là cát xây dựng là không đúng.
Sẽ chuyển Bộ Công an xử lý nếu không thu hồi giấy phép
Theo kết luận, Thanh tra Chính phủ yêu cầu tỉnh An Giang thu hồi các giấy phép khai thác cát đã cấp mới sau ngày 1/7/2011 và các giấy phép được gia hạn còn hiệu lực hoạt động (ngoại trừ các giấy phép được cấp thông qua đấu giá) mà không chỉ định cung cấp phục vụ cho các công trình theo quy định.
"Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi công bố kết luận thanh tra, nếu việc thu hồi và điều chỉnh đối với các giấy phép khai thác cát chưa được hoàn thành như đã quy định, Thanh tra Chính phủ sẽ chuyển thông tin cho Cơ quan Cảnh sát điều tra của Bộ Công an để tiến hành xử lý theo thẩm quyền và quy định của pháp luật”, kết luận nêu rõ.
Đặc biệt, tỉnh An Giang cần khẩn trương xác định và thu nộp bổ sung vào ngân sách số tiền 3,6 tỷ đồng là quyền khai thác khoáng sản chưa được xác định hoặc xác định chưa đúng và tiền nợ thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường của các tổ chức khai thác khoáng sản.
-
Giá cát xây dựng ở Hà Tĩnh cao gấp nhiều lần Quảng Bình và Nghệ An, vì sao?
Giá cát xây dựng tại Hà Tĩnh đắt hơn một số địa phương khác do công tác quản lý khoáng sản của tỉnh chặt chẽ và đấu giá mỏ cao - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Lê Ngọc Huấn trả lời tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh Hà Tĩnh ngày 14/7.
-
Quảng Ngãi ra "lệnh nóng" xử lý tình trạng khan hiếm cát xây dựng
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường khẩn trương nghiên cứu, có giải pháp xử lý vấn đề khan hiếm cát làm vật liệu xây dựng trên địa bàn, hoàn thành trước ngày 21/4.
-
Thủ tướng chỉ đạo nóng về vấn đề “sống còn” ảnh hưởng đến các dự án, công trình giao thông trọng điểm
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện các giải pháp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến định mức, đơn giá xây dựng; khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án, công trình giao th...
-
Hơn 70% doanh nghiệp xây dựng không tiếp cận được các gói vay ưu đãi
Không có hợp đồng xây dựng mới và giá nguyên vật liệu tăng cao cùng với việc khó tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng trong quý 4.2023....
-
Nhìn lại năm 2023: Giá vật liệu xây dựng vẫn tăng cao dù thị trường ảm đạm
Dù tình hình tiêu thụ ảm đạm nhưng thị trường vật liệu xây dựng với hàng trăm sản phẩm từ sắt thép, xi măng cho đến các loại vật liệu hoàn thiện vẫn chịu nhiều áp lực tăng giá trong năm 2023....