CafeLand - Vào cuối tháng Ba, đại dịch Covid-19 tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế Mỹ, với số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp cao kỷ lục trong tuần kết thúc vào ngày 21/3, đạt 3,28 triệu người. Con số này thậm chí còn cao hơn trong thời kỳ xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính.

Do dịch bệnh, suy giảm kinh tế, và thất nghiệp diễn ra ngày càng nghiêm trọng, các CEO nổi tiếng - nhiều người từ các công ty dịch vụ tài chính và Phố Wall - đã hứa rằng họ sẽ không sa thải nhân viên trong năm 2020. Trong đó, cựu CEO của Citigroup Mike Corbat đã trấn an hơn 200.000 nhân viên của mình bằng cam kết tạm dừng bất kỳ quyết định sa thải nào. Citigroup thậm chí còn cho biết họ phát 1.000 USD cho một số nhân viên và sẽ không tính số ngày người lao động nghỉ làm trong thời gian bùng phát dịch bệnh.

Tuy nhiên trong tuần này, thông báo cho biết Citigroup sẽ tiếp tục cắt giảm việc làm để kiểm soát chi phí. Ông Corbat đã tuyên bố nghỉ hưu vào tuần trước và Jane Fraser, một lãnh đạo kỳ cựu đã làm việc 16 năm tại ngân hàng này, được bổ nhiệm làm CEO mới của Citigroup. Bà cũng là nữ CEO đầu tiên của một ngân hàng lớn ở Phố Wall.

Việc sa thải là cần thiết để “bù đắp khoản đầu tư đáng kể vào các biện pháp kiểm soát hoạt động của Citigroup, điều mà các cơ quan quản lý từ lâu đã đánh giá là thiếu sót và có khả năng vấn đề này sẽ bị công khai trong những tuần tới”, Financial Times đưa tin. Tờ báo này cũng chỉ ra rằng Citigroup sẽ bị Văn phòng Cơ quan Kiểm soát Tiền tệ và Cục Dự trữ Liên bang yêu cầu đầu tư “mạnh mẽ vào các hệ thống kiểm soát và rủi ro để xoa dịu những lo ngại từ các cơ quan quản lý Hoa Kỳ, vốn đang chuẩn bị công khai trừng phạt ngân hàng vì những thất bại mà nó gây ra”.

Một ví dụ về quản lý rủi ro kém là “ngân hàng đã thanh toán nhầm 900 triệu USD cho các chủ nợ của Revlon - điều mà các nhà quản lý cho rằng có thể tránh được với các hệ thống tại chỗ tốt hơn”, báo cáo của tờ báo Barron’s cho biết. Citigroup đã kiện một số công ty để thu hồi lại tiền. Cơ quan xếp hạng hàng đầu S&P nói “Corbat có liên quan trực tiếp đến sai lầm này” và ông “đã gọi điện thoại cho các nhà quản lý quỹ để yêu cầu họ hoàn lại tiền”.

Đáp lại, người phát ngôn của ngân hàng cho biết, “Citigroup đang triển khai một số dự án khắc phục để tăng cường việc kiểm soát, cơ sở hạ tầng và quản trị”.

Ngoài những áp lực về quy định, Citigroup còn có những lo ngại khác. Các ngân hàng lớn có thể sẽ phải đối mặt với môi trường lãi suất thấp trong tương lai gần. Ngoài ra, có một khả năng rất thực tế là doanh thu và lợi nhuận của họ có thể giảm do khách hàng bị mất việc làm hoặc bị giảm giờ làm do ảnh hưởng của Covid-19 và không thể trả hết các khoản vay, thế chấp và hóa đơn thẻ tín dụng.

Citigroup có quy mô rất lớn với khoảng 204.000 nhân viên. Quyết định sa thải được dự đoán sẽ ảnh hưởng đến dưới 1% nhân viên toàn cầu. Khảo sát các tin tuyển dụng trực tuyến của Citigroup cho thấy khoảng 2/3 số nhân viên nằm ngoài nước Mỹ. Điều này phản ánh xu hướng đang diễn ra của các ngân hàng Phố Wall khi chuyển việc làm đến các thành phố có chi phí thấp hơn tại Hoa Kỳ và các quốc gia khác.

Bloomberg đưa tin, “Citigroup cho biết họ đã thuê hơn 26.000 người trong năm nay và hơn một phần ba trong số đó là ở Hoa Kỳ”, có nghĩa là hai phần ba còn lại ở bên ngoài nước Mỹ. “Ngân hàng sẽ bù đắp các khoản đầu tư cải thiện hệ thống quản trị bằng các kế hoạch giảm tỷ lệ sở hữu bất động sản và chuyển một số nhân viên đến các thành phố và văn phòng ít tốn kém hơn”.

Một tuyên bố từ Citigroup hôm thứ Hai cho biết: “Quyết định sa thải dù chỉ một nhân sự cũng rất khó khăn, đặc biệt là trong thời điểm đầy thử thách này. Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để hỗ trợ từng người, bao gồm cung cấp khả năng ứng tuyển vào các vị trí mở trong các bộ phận khác của ngân hàng và cung cấp các gói trợ cấp nghỉ việc”.

Trong khi nhiều cổ phiếu đã phục hồi từ mức thấp nhất vào cuối tháng Ba, giá cổ phiếu của Citi đã giảm mạnh từ gần 80 USD vào tháng Một xuống mức thấp khoảng 48,15 USD vào lúc đóng cửa thị trường hôm thứ Ba vừa qua.

Chủ đề: Bất động sản Mỹ,
  • Star Island trở lại thời kỳ huy hoàng nhờ những cư dân mới như Ken Griffin và Jennifer Lopez

    Star Island trở lại thời kỳ huy hoàng nhờ những cư dân mới như Ken Griffin và Jennifer Lopez

    CafeLand - Star Island - hòn đảo tại Miami, bang Florida, Mỹ - luôn tồn tại như một biểu tượng của sự giàu sang và danh tiếng. Hiện tại, có khoảng 30 ngôi nhà trên hòn đảo này. Trong đó, có nhiều ngôi nhà của các người nổi tiếng như bình luận viên NBA Shaquille O’Neal, nghệ sĩ hip-hop Sean “Diddy” Combs, ca sĩ Gloria Estefan, và nữ diễn viên hài Rosie O’Donnell.

Lam Vy (Forbes)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.