Một báo cáo mới từ Trung tâm Tiến bộ Mỹ (CAP) đã xem xét sự thay đổi về tài sản đối với các nhóm tuổi khác nhau trong giai đoạn 2019 - 2023 bằng cách phân tích dữ liệu từ Tài khoản Tài chính Phân phối của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Các phân tích của họ cho thấy thế hệ Millennials (sinh từ năm 1981 đến 1996) đang giàu lên nhanh kỷ lục.
Tài sản tăng gấp đôi bất chấp đại dịch
Theo phân tích của CAP, từ cuối năm 2019 đến cuối năm 2023, tài sản trung bình của các hộ gia đình dưới 40 tuổi đã tăng 49% - từ 174.000 USD lên 259.000 USD. Đây là tốc độ tăng trưởng tài sản nhanh chưa từng có trong lịch sử và xảy ra sau khi tốc độ tăng trưởng tài sản của giới trẻ Mỹ bị trì trệ trước đại dịch.
Mức độ giàu có thậm chí còn cao hơn đối với thế hệ Millennials, những người từ 23 đến 38 tuổi vào năm 2019; tài sản của họ đã tăng gấp đôi từ cuối năm 2019 đến năm 2023.
Họ đang bước vào những năm có thu nhập cao nhất trong đời và dự kiến sẽ thu về khối tài sản lớn khi bắt đầu mua nhà và đầu tư một cách nghiêm túc. Sự giàu có về nhà ở tăng lên và nhiều hộ gia đình dưới 35 tuổi đã sở hữu bất động sản vào năm 2023 nhiều hơn so với năm 2019; đồng thời, nợ thẻ tín dụng và nợ vay sinh viên cũng giảm.
Nhưng phát hiện đáng ngạc nhiên nhất là những thay đổi trên lại đến trong và sau cuộc suy thoái do đại dịch, vốn đáng lẽ phải mang lại kết quả kinh tế tồi tệ hơn nhiều cho những người lao động trẻ tuổi.
Tác giả của báo cáo, Brendan Duke và Christian Weller, viết: “Thế hệ Millennials đã vượt qua cuộc suy thoái do đại dịch tốt hơn nhiều về mặt tài chính và với triển vọng an ninh tài chính được cải thiện so với Thế hệ X và Thế hệ Baby Boomers khi họ trải qua suy thoái ở các độ tuổi tương tự”.
Trong cuộc Đại suy thoái năm 2007, Thế hệ X có độ tuổi từ 27 đến 42 - tương tự như thế hệ Millennials khi bước vào đại dịch. Nhưng tài sản thực của họ chỉ tăng 4% trong 4 năm sau cuộc suy thoái đó. Tương tự, những người thuộc thế hệ Baby Boomers ở độ tuổi 26 đến 44 tuổi trong cuộc suy thoái năm 1990, đã chứng kiến tài sản thực của họ tăng 46% trong 4 năm sau cuộc suy thoái đó. Những ví dụ trên hết sức nhạt nhòa khi so với mức độ thành công hiện tại của thế hệ Millennials.
Millennials cũng đã sớm vượt qua cuộc Đại suy thoái trong sự nghiệp của mình cùng với việc gánh chịu gánh nặng của cuộc khủng hoảng nợ sinh viên. Đây là một dữ liệu khác cho thấy sự phục hồi kinh tế sau đại dịch khác biệt như thế nào so với các cuộc suy thoái trong quá khứ, và có thể đã giảm bớt những khó khăn mà thế hệ Millennials đang phải đối mặt.
Vẫn không mua được nhà
Nguyên nhân sự tăng trưởng trên có thể là nhờ vào thị trường lao động mạnh mẽ mà gói kích thích thời đại dịch đã tạo ra.
Duke nói: “Đại dịch và sự hỗ trợ chưa từng có dành cho các gia đình – bao gồm cả những người trẻ tuổi – thông qua thanh toán bằng tiền mặt, tạm dừng cho vay sinh viên... đã giúp thúc đẩy sự gia tăng tài sản ban đầu của những người Mỹ trẻ tuổi”.
“Chúng tôi đã duy trì được sự bùng nổ tài sản này bằng một thị trường lao động mạnh mẽ lịch sử, đang thu hút những người lao động trẻ hơn và mang lại mức tăng lương mạnh mẽ được điều chỉnh theo lạm phát khi họ bắt đầu sự nghiệp”.
Nghiên cứu khác đã phát hiện ra những kết quả tương tự. Business Insider báo cáo, những người Mỹ dưới 35 tuổi đã chứng kiến giá trị tài sản ròng trung bình thực sự của họ tăng 143% từ năm 2019 đến năm 2022, theo Khảo sát Tài chính Tiêu dùng của FED.
Các tác giả của CAP nhận định: “Sự tăng trưởng tài sản mạnh mẽ của giới trẻ Mỹ diễn ra trên diện rộng chứ không phải là kết quả của sự tăng trưởng mạnh mẽ của một số ít hộ gia đình trẻ giàu có”.
Trong khi đó, blog Liberty Street Economics của Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York cho thấy người Mỹ dưới 40 tuổi chứng kiến tài sản thực của họ tăng gần 80% từ quý 1 năm 2019 đến quý cuối năm 2023. Báo cáo cho biết tài sản tài chính là yếu tố chính khiến giới trẻ Mỹ giàu nhanh hơn.
Có lẽ giờ là thời điểm tỏa sáng của Millennials, nhưng nghịch lý là nhiều người vẫn có thể không mua được nhà.
Duke nói: “Chúng ta cần duy trì thị trường lao động mạnh mẽ này và chính phủ cần quan tâm giải quyết thách thức lớn nhất về khả năng chi trả của giới trẻ Mỹ, đó là nhà ở”.
-
Người Mỹ không đủ tiền mua nhà, kỳ vọng vào “một phép màu”
Thị trường nhà ở Mỹ tiếp tục chìm trong bế tắc khi người dân không đủ khả năng tài chính để mua nhà, còn nhà đầu tư không mấy mặn mà xuống tiền bởi giá cả và lãi suất vẫn neo ở ngưỡng cao.
-
Mỹ: Thị trường nhà ở khó khăn, vợ chồng đã ly hôn vẫn phải sống chung
Theo tờ Wall Street Journal, một số cặp vợ chồng đã ly hôn đang buộc phải sống cùng nhau do việc tìm một ngôi nhà khác trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
-
FED: Cổ phiếu và bất động sản đang quá đắt đỏ
Các nhà kinh tế của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho biết cổ phiếu, nhà ở và bất động sản thương mại đều đang được định giá quá cao, nhưng giá trị của chúng có nhiều khả năng sẽ đi xuống....
-
Đầu tư bất động sản trên toàn cầu giảm 51% trong quý III
Theo dữ liệu mới từ CBRE, tổng giá trị đầu tư bất động sản trên toàn cầu trong quý III giảm 51% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 142 tỷ USD, trong đó việc lãi suất tăng làm giảm đáng kể hoạt động đầu tư ở nhiều thị trường lớn....