Mới đây, Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai vừa tiếp tục đề xuất phương án cụ thể cho dự án xây dựng cầu thay phà Cát Lái, kết nối giao thông liên vùng giữa tỉnh Đồng Nai và TP.HCM.
Theo Sở Xây dựng Đồng Nai, dự án xây cầu thay phà Cát Lái sẽ có điểm đầu nằm trên đường Nguyễn Thị Định, cách nút giao Mỹ Thủy khoảng 400m; điểm cuối dự án sẽ kết nối vào đường cao tốc Bến Lức - Long Thành tại khoảng Km 33 500 qua Nhơn Trạch, Đồng Nai.
Đồng Nai đề xuất xây cầu thay vì xây hầm ở phà Cát Lái
Về quy mô, phương án kỹ thuật, theo Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai, dự án Cầu Cát Lái có điểm đầu nằm trên đường Nguyễn Thị Định, cách nút giao Mỹ Thủy khoảng 400m; điểm cuối dự án sẽ kết nối vào đường cao tốc Bến Lức - Long Thành tại khoảng Km33 500 qua Nhơn Trạch, Đồng Nai.
Tổng chiều dài phần đường và cầu khoảng 11,37km, trong đó chiều dài cầu hơn 3km, tĩnh không thông thuyền 55m. Quy mô đường trục chính đô thị, vận tốc thiết kế 80km/h, mặt cắt ngang cầu 6 làn cơ giới và 2 làn hỗn hợp.
Về vị trí xây dựng cầu Cát Lái đã được UBND TP.HCM thống nhất tại các văn bản số 3468/UBND-DA ngày 19/7/2023 và số 5398/UBND-DA ngày 1/11/2023; UBND tỉnh Đồng Nai thống nhất tại văn bản 8827/UBND-KTN ngày 25/8/2023 và số 12339/UBND-KTN ngày 17/11/2023.
Phương án được Đồng Nai chọn
Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai đề xuất xây cầu thay vì hầm vượt sông như từng cân nhắc trước đó. Theo đơn vị tư vấn, phương án xây cầu Cát Lái có nhiều ưu điểm vượt trội hơn về chi phí, vận hành và phù hợp với điều kiện hiện hữu của khu vực.
Cầu Cát Lái dự kiến có tổng chiều dài tuyến khoảng 11km, trong đó phần cầu chính dài hơn 3km. Cầu sẽ có 6 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ, mặt cắt ngang rộng 33,5m, đảm bảo tĩnh không thông thuyền 55m. Tổng mức đầu tư của toàn tuyến hơn 19.000 tỷ đồng.
So với hầm, vì sao phương án cầu được ưu tiên?
Trong quá trình nghiên cứu tiền khả thi, đơn vị tư vấn đã nghiên cứu 2 phương án gồm xây dựng cầu và xây dựng hầm.
Với phương án xây Cầu Cát Lái thì riêng phần cầu dài khoảng hơn 3km, gồm 6 làn xe cơ giới và 2 làn thô sơ, đảm bảo các bề rộng để bố trí hệ thống dây cáp văng và có bề rộng 33,5m. Còn cầu dẫn dài 30m cũng 6 làn xe cơ giới và 2 làn thô sơ.
Mặt cắt ngang cầu chính Cát Lái. Ảnh: Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai
Còn phương án xây dựng hầm gồm hầm dìm và hầm khoan. Trong đó, kiến nghị phương án hầm dìm với chiều dài khoảng 2,8km, mặt cắt ngang hầm đảm bảo 6 làn xe cơ giới và 2 làn thô sơ tương tự phương án cầu. Tổng mức đầu tư khoảng 24.553 tỷ đồng.
Tuy nhiên, sau khi phân tích tổng thể, các chuyên gia cho rằng phương án hầm không khả thi do nhiều yếu tố:
Chi phí đầu tư cao: Dự kiến lên tới 24.553 tỷ đồng, tức cao hơn khoảng 5.000 tỷ so với phương án xây cầu.
Chi phí vận hành, bảo trì lớn: Với hầm vượt sông, mức chi phí bảo trì hàng năm ước tính khoảng 100 tỷ đồng, cao gấp 10 lần so với phương án cầu.
Giải phóng mặt bằng phức tạp hơn: Phương án hầm yêu cầu phạm vi giải tỏa rộng hơn ở khu vực đường Nguyễn Thị Định (TP.HCM), vượt ra ngoài ranh giới quy hoạch, gây nhiều khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng.
Với những phân tích này, Đồng Nai đã thống nhất chọn phương án xây cầu thay vì hầm - một quyết định được đánh giá là “vừa tầm đầu tư, dễ triển khai và phù hợp thực tiễn”.
Phân kỳ đầu tư và nguồn vốn
Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai đề xuất hình thức đầu tư cho phương án Cầu Cát Lái cụ thể như sau: Đầu tư công dự kiến cho toàn bộ giải phóng mặt bằng của dự án và phần xây dựng tuyến đường nối từ sau trạm thu phí Cầu Cát Lái đến cuối tuyến. Trong đó, vốn cho các dự án đầu tư công khoảng 10.357 tỷ đồng.
Phần còn lại sẽ đầu tư theo hình thức PPP, hợp đồng BOT cho phạm vi từ đầu tuyến đến sau trạm thu phí, khoảng 9.034 tỷ đồng.
Toàn bộ dự án cầu Cát Lái sẽ được chia thành 4 dự án thành phần chính:
- Giải phóng mặt bằng phía TP.HCM: Kinh phí dự kiến khoảng 3.611 tỷ đồng
- Giải phóng mặt bằng phía Đồng Nai: Khoảng 2.967 tỷ đồng
- Xây dựng cầu chính thay thế phà Cát Lái: Kinh phí khoảng 9.034 tỷ đồng
- Xây dựng tuyến đường nối từ sau trạm thu phí Cầu Cát Lái đến cuối tuyến: Kinh phí dự kiến khoảng 3.779 tỷ đồng.
-
Thông tin mới nhất về xây cầu Cát Lái kết nối TP.HCM với Nhơn Trạch
Theo đề xuất của Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai, dự án xây cầu Cát Lái sẽ có 4 dự án thành phần, gồm: giải phóng mặt bằng ở Đồng Nai, TP.HCM, xây dựng cầu thay phà Cát Lái và đường nối.
-
Đồng Nai chọn phương án xây cầu thay phà Cát Lái
So với phương án xây hầm thì việc xây cầu vượt sông Cát Lái sẽ có chi phí đầu tư thấp hơn, chi phí vận hành cũng ít tốn kém hơn.
-
Nên xây cầu hay hầm Cát Lái vượt sông nối TP.HCM với Đồng Nai?
Bên cạnh phương án xây dựng cầu Cát Lái nối TP.HCM với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai cũng đang nghiên cứu phương án xây hầm thay vì cầu. Đây là hạ tầng giao thông rất quan trọng, được người dân cả hai địa phương kỳ vọng nhưng suốt nhiều năm vẫn chưa thể triển khai.
-
Lý do Đồng Nai đề xuất xây hầm vượt sông thay phà Cát Lái
Tỉnh Đồng Nai đề xuất dự án xây hầm vượt sông thay thế phà Cát Lái nhằm tăng thêm tuyến kết nối giữa 2 địa phương và kết nối với sân bay Long Thành. Phương án này cũng thay thế cho phương án xây cầu Cát Lái đã được quy hoạch trước đó.








-
Đồng Nai sắp khởi động dự án 18.000 tỷ đồng tại núi Chứa Chan
Ngày 19/4 tới đây, tỉnh Đồng Nai sẽ khởi động Dự án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng giải trí núi Chứa Chan tại huyện Xuân Lộc. Đây được xem là một trong những dự án du lịch trọng điểm và có quy mô lớn nhất từ trước đến nay tại địa phương, với tổng vốn ...
-
Thông tin mới nhất về xây cầu Cát Lái kết nối TP.HCM với Nhơn Trạch
Theo đề xuất của Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai, dự án xây cầu Cát Lái sẽ có 4 dự án thành phần, gồm: giải phóng mặt bằng ở Đồng Nai, TP.HCM, xây dựng cầu thay phà Cát Lái và đường nối.
-
Trước ngày 15/4, Đồng Nai phải hoàn thành giải phóng mặt bằng cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
Tại Thông báo số 168/TB-VPCP kết luận của Thường trực Chính phủ về kết quả kiểm tra, đôn đốc của các Đoàn kiểm tra rà soát, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án giao thông trọng điểm có kế hoạch hoàn thành năm 2025, Thủ tướng yêu c...