Chiều 30/12, UBND tỉnh Đồng Nai làm việc với đơn vị tư vấn về tiến độ thực hiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án xây dựng cầu thay phà Cát Lái kết nối Đồng Nai với TP.HCM.
Tại buổi làm việc, đơn vị tư vấn đã phân tích ưu nhược điểm của từng phương án xây dựng.
Cụ thể, nếu xây cầu thì tổng chi phí đầu tư khoảng 19.000 tỷ đồng; còn làm hầm vượt sông (hầm dìm) thì mức đầu tư lên đến 24.500 tỷ đồng; trường hợp làm hầm khoan chi phí tăng lên hơn 33.000 tỷ đồng.
Mặt khác, việc thi công hầm dìm ở độ sâu khoảng 3 m so với mặt đất, với chiều dài vượt sông khoảng 800 m (gấp đôi so với hầm Thủ Thiêm, TP.HCM) nên quá trình xây dựng sẽ gặp nhiều thách thức.
Đối với hầm khoan, phải xây dựng ở độ sâu hàng chục mét so với mặt đất hiện hữu mới đảm bảo an toàn. Phương án thi công hầm khoan rất phức tạp, chỉ phù hợp khi làm hầm dài hàng chục km.
Đó là chưa kể hầm vượt sông khi đưa vào vận hành mỗi năm cần khoảng 100 tỷ đồng để vận hành, bảo dưỡng. Trong khi chi phí vận hành, bảo dưỡng cầu sẽ thấp hơn nhiều.
Vì vậy, đơn vị tư vấn cho rằng việc xây cầu Cát Lát sẽ tiết kiệm chi phí và phương án xây dựng cũng khả thi hơn phương án làm hầm vượt sông.
Sau khi đơn vị tư vấn phân tích 3 phương án, các sở, ngành của tỉnh Đồng Nai đều thống nhất chọn phương án xây dựng cầu Cát Lái thay vì làm hầm vượt sông.
Trước đó, tỉnh Đồng Nai đề xuất xây dựng Cầu Cát Lái trước năm 2025. Theo lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, hiện nay cảng hàng không quốc tế Long Thành dự kiến hoàn thành vào năm 2026 và đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đã quá tải. Việc triển khai dự án này sớm sẽ góp phần giảm áp lực giao thông gắn kết nối vùng.
Tuy nhiên, UBND TP.HCM cho rằng, khu vực này đang xây cầu Nhơn Trạch trên Vành đai 3 với quy mô 4 làn ôtô sẽ hoàn thành năm 2026 và dự kiến tiếp tục mở thêm 4 làn cho xe thô sơ, đáp ứng nhu cầu đi lại giữa hai địa phương.
Ngoài ra, tại khu vực cảng Cát Lái đang được nghiên cứu làm tuyến liên cảng nối đường Nguyễn Thị Định đến nút giao Vành đai 3 gần cảng Phú Hữu. Tuyến này dài 6km, rộng 60m, 12 làn xe, dự kiến hoàn thành giai đoạn 2026-2030. Do đó, Cầu Cát Lái nên xây dựng sau năm 2030 sẽ phù hợp hơn.
-
Nên xây cầu hay hầm Cát Lái vượt sông nối TP.HCM với Đồng Nai?
Bên cạnh phương án xây dựng cầu Cát Lái nối TP.HCM với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai cũng đang nghiên cứu phương án xây hầm thay vì cầu. Đây là hạ tầng giao thông rất quan trọng, được người dân cả hai địa phương kỳ vọng nhưng suốt nhiều năm vẫn chưa thể triển khai.








-
Phương án xây cầu Cát Lái kết nối TP.HCM với Nhơn Trạch mà Đồng Nai vừa đề xuất có gì đặc biệt?
Dự án xây dựng cầu Cát Lái có tổng chiều dài phần đường và cầu khoảng 11,37km, trong đó chiều dài cầu hơn 3km, tĩnh không thông thuyền 55m. Quy mô đường trục chính đô thị, vận tốc thiết kế 80km/h, mặt cắt ngang cầu 6 làn cơ giới và 2 làn hỗn hợp....
-
Đồng Nai sắp khởi động dự án 18.000 tỷ đồng tại núi Chứa Chan
Ngày 19/4 tới đây, tỉnh Đồng Nai sẽ khởi động Dự án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng giải trí núi Chứa Chan tại huyện Xuân Lộc. Đây được xem là một trong những dự án du lịch trọng điểm và có quy mô lớn nhất từ trước đến nay tại địa phương, với tổng vốn ...
-
Thông tin mới nhất về xây cầu Cát Lái kết nối TP.HCM với Nhơn Trạch
Theo đề xuất của Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai, dự án xây cầu Cát Lái sẽ có 4 dự án thành phần, gồm: giải phóng mặt bằng ở Đồng Nai, TP.HCM, xây dựng cầu thay phà Cát Lái và đường nối.