1. Đẩy mạnh áp dụng kỹ thuật số
Năm 2020, khách hàng đã quá quen thuộc với việc công nghệ ảnh hưởng đến mọi yếu tố trong cuộc sống, từ làm việc, học tập cho đến mua sắm, tất nhiên bất động sản cũng không nằm ngoài vòng xoay này.
Trong tương lai, kể cả khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát, sự tiện lợi mà công nghệ đem đến cho đời sống con người là không thể phủ nhận. Do đó, đối với nhiều người, công nghệ là một phần tất yếu trong cuộc sống hiện đại.
Nhờ vào công nghệ, thị trường bất động sản trong năm 2020 vẫn ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể ở một vài phân khúc bất chấp ảnh hưởng mà đại dịch gây ra là rất lớn. Một số quá trình như tham quan nhà ở, dự án đã được chuyển đổi sang hình thức thực tế ảo, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và đảm bảo an toàn về sức khỏe. Bên cạnh đó, nhiều thủ tục pháp lý phức tạp trong khi giao dịch cũng được thực hiện bằng những ứng dụng công nghệ, giúp khách hàng đơn giản hóa nhiều quy trình.
Có thể phương thức mua sắm truyền thống sẽ quay trở lại khi đại dịch được kiểm soát, nhưng nó sẽ không còn thịnh hành như trước. Theo báo cáo của chuyên trang bất động sản Realtors, tính đến thời điểm tháng 3/2020, khoảng 42% người mua nhà đánh giá cao việc chuyển đổi sang hình thức tham quan dự án qua các ứng dụng thực tế ảo. Điều đáng nói là báo cáo của Realtors được công bố vào tháng 3/2020, tức thời điểm đại dịch chưa bùng phát mạnh mẽ. Chắc chắn số lượng người dùng yêu thích xu hướng sử dụng công nghệ trong bất động sản sẽ tăng lên trong thời gian tới.
2. Cho vay thế chấp trực tuyến
Tương tự như bất động sản, ngành công nghiệp cho vay thế chấp đã chứng kiến sự thay đổi đáng kể trong năm 2020. Nhu cầu của khách hàng tăng cao do mức lãi suất thế chấp thấp kỷ lục đã dẫn đến sự ra đời của hàng loạt công ty cho vay trực tuyến, những đơn vị cũng cung cấp các dịch vụ tương tự như những nhà cho vay bán lẻ truyền thống.
Các công ty cho vay trực tuyến đem đến sự đơn giản, thuận tiện và đôi khi giúp người dùng tiết kiệm chi phí. Do đó, những đơn vị cho vay thế chấp truyền thống sẽ cần thay đổi các chính sách và dịch vụ để cạnh tranh với những công ty cho vay trực tuyến.
Điều này cũng ảnh hưởng đến ngành môi giới bất động sản. Sự phát triển của các nền tảng kỹ thuật số buộc các nhà môi giới cũng phải thay đổi, qua đó gia tăng tính minh bạch trong quá trình giao dịch.
3. Tăng cường sự hợp nhất
Trước cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, thị trường bất động sản là nơi có tính phân mảnh và cạnh tranh cao. Rất nhiều ngân hàng và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng đã có những cuộc chiến căng thẳng nhằm có được sự chú ý từ người mua.
Tuy nhiên, sự sụp đổ của thị trường sau đó dẫn đến cuộc đại suy thoái đã tác động mạnh đến ngành bất động sản và thế chấp, buộc nhiều công ty phải hợp nhất nếu không muốn đứng trước viễn cảnh phá sản.
Mặc dù vậy, xu hướng này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Từ năm 2010 đến năm 2016, thị phần của các công ty công nghệ - tài chính phi ngân hàng đã tăng từ 2% lên 8%, qua đó phá vỡ cơ cấu của ngành cho vay thế chấp.
Thời điểm hiện tại, ngành công nghiệp cho vay thế chấp đang phát triển tương đối ổn định. Tuy nhiên, nếu điều kiện kinh tế xấu đi và nhu cầu vay thế chấp giảm xuống, chúng ta có thể được chứng kiến làn sóng sáp nhập thêm một lần nữa.
Một tin tốt đới với người tiêu dùng là họ sẽ không bị giới hạn bởi các lựa chọn, ngay cả khi ngành công nghiệp này có chứng kiến làn sóng hợp nhất thêm một lần nữa.
Thị trường cho vay thế chấp rộng lớn đến mức ngay cả những công ty cho vay hàng đầu thế giới cũng chỉ nắm giữ thị phần tương đối nhỏ, có nghĩa là khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn nếu họ có nhu cầu vay thế chấp.
4. Lãi suất cho vay và nguồn cung nhà ở tiếp tục ở mức thấp
Lãi suất cho vay dự kiến sẽ tiếp tục được giữ ở mức thấp, đặc biệt sau những tuyên bố của Fed trong những tháng cuối năm 2020. Điều này có thể tiếp tục thúc đẩy nhu cầu của người mua trong năm 2021. Tuy nhiên, nguồn cung trên thị trường nhà ở được dự báo cũng sẽ không tăng lên quá nhiều, qua đó đẩy giá nhà ở lên mức cao.
Ngoài ra, vòng xoay của thị trường cũng sẽ bị gián đoạn. Mùa cao điểm của thị trường bất động sản giờ đây sẽ phụ thuộc vào thời điểm mà các trường học cho phép học sinh quay trở lại.
Chỉ trong vài tháng, đại dịch đã làm thay đổi cơ cấu hệ thống của cả ngành bất động sản lẫn cho vay thế chấp. Vốn dĩ hai ngành công nghiệp này có sự liên quan trực tiếp đến nhau. Giờ đây, việc nắm bắt các xu hướng có thể xảy ra trong tương lai gần là điều cần thiế t để cả hai ngành nghề này tồn tại và phát triển giữa những khó khăn của nền kinh tế thế giới.
-
Tổng thống Donald Trump từng có bảng thành tích kinh tế đáng ghen tị, cho đến khi Covid-19 xuất hiện.
-
Thương mại điện tử thúc đẩy phát triển các trung tâm phục vụ vận tải hàng không
CafeLand - Các sân bay trên khắp nước Mỹ đang dành nhiều không gian hơn cho các chuyến hàng vận chuyển khi mua sắm trực tuyến gia tăng trong đại dịch.
-
The Economist: Việt Nam “đánh bại” Trung Quốc, Ấn Độ, trở thành trung tâm sản xuất rẻ mới của châu Á
CafeLand - Báo cáo của Economist Intelligence Unit (EIU) đã chỉ ra rằng Việt Nam đã nổi lên như một điểm đến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hấp dẫn ở châu Á khi đánh bại Trung Quốc và Ấn Độ. Quốc gia Đông Nam Á đã trở thành một trung tâm sản xuất giá rẻ mới trong chuỗi cung ứng châu Á.
-
Dân số già mở ra cơ hội cho dịch vụ nhà dưỡng lão
Dịch vụ nhà ở dưỡng lão đã phát triển ở nhiều quốc gia. Nhưng tại Việt Nam, loại hình dịch vụ này ít được nhắc đến. Mặc dù vậy, giới quan sát thị trường cho rằng với tốc độ dân số già của Việt Nam, loại hình nhà ở này sẽ phát triển trong thời g...
-
Doanh nghiệp đầu cơ, ôm đất, “tiếng kêu” về giá bất động sản ngày càng nhiều
Pháp lý không minh bạch và tình trạng đầu cơ đã khiến giá cả bất động sản không ngừng tăng, kể cả trong bối cảnh dịch tái phát nghiêm trọng.
-
Một số xu hướng mới của thị trường bất động sản cao cấp
Trong vài tháng qua, thị trường bất động sản cao cấp trên toàn cầu đã dần quay trở lại quỹ đạo. Tuy nhiên, các thay đổi từ nhu cầu của khách hàng, yêu cầu thích nghi với tình trạng bình thường mới và xu hướng số hóa sẽ mang lại những xu hướng mới cho...