Sự khởi sắc trong lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc dự kiến sẽ diễn ra vào nửa cuối năm khi các hạn chế được nới lỏng ở nhiều nơi hơn, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Tuần trước, thành phố Trịnh Châu, thủ phủ của tỉnh Hà Nam, đã dẫn đầu trong việc công bố các biện pháp, bao gồm nới lỏng các hạn chế mua nhà, giảm tỷ lệ đặt cọc và cắt giảm lãi suất thế chấp.
Trong số 15 biện pháp được công bó, có 11 biện pháp liên quan trực tiếp đến việc mua nhà, giải quyết các mối quan tâm chính của thị trường. Yan Yuejin, giám đốc nghiên cứu tại Viện R&D E-house China có trụ sở tại Thượng Hải, cho biết động thái này của thành phố cho thấy một chiến dịch rộng lớn hơn nhằm giảm bớt các chính sách hạn chế về bất động sản và cung cấp nhiều hỗ trợ hơn cho lĩnh vực này đã bắt đầu.
Một số thành phố đã đưa ra các biện pháp tương tự vào năm ngoái, nhưng đó là những quyết định thiếu sự phối hợp và không có mục tiêu cụ thể để giải quyết các hạn chế về nguồn cung.
Nam Kinh, thủ phủ của tỉnh Giang Tô, cũng theo sau khi công bố 8 biện pháp nhằm ổn định thị trường bất động sản địa phương, bao gồm tăng trợ cấp cho người mua nhà.
Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến, tất cả đều được phân loại là thành phố hạng nhất, đã tuyên bố sẽ nỗ lực hơn nữa để cải thiện thị trường bất động sản, mặc dù chưa có biện pháp chi tiết nào được công bố.
Zhang Dawei, chuyên gia phân tích của công ty bất động sản Centaline Property, cho biết, xét đến sức mua mạnh ở những thành phố này, việc nới lỏng các biện pháp hạn chế có thể nhắm mục tiêu chính xác vào một nhóm người, trong trường hợp giá nhà bắt đầu tăng trở lại.
Viện R&D E-house Trung Quốc đã nghiên cứu tác động của sự thay đổi chính sách có thể xảy ra tại các thành phố hạng nhất, liên quan đến các khoản thế chấp trước đây.
Giả sử rằng người mua không có sở hữu tài sản bất động sản đứng tên họ - bất kể trước đó họ có thế chấp hay không - họ có thể được hưởng tỷ lệ đặt cọc và chiết khấu lãi suất giống như những người mua căn nhà đầu tiên.
Trong trường hợp này, tỷ lệ đặt cọc có thể giảm từ mức trung bình 73% xuống 33% và lãi suất trung bình có thể giảm từ 5,03% xuống 4,5%.
Tổng giá trị các khoản đầu tư bất động sản tại Trung Quốc trong nửa đầu năm nay đã giảm 7,9% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 5.860 tỷ nhân dân tệ (819,7 tỷ USD), theo dữ liệu do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố vào tháng 7.
Tuần trước, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC), đã cam kết thực hiện chính xác các chính sách tín dụng nhà ở khác biệt, đáp ứng nhu cầu tài chính hợp lý của các doanh nghiệp bất động sản tư nhân và thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của lĩnh vực bất động sản.
Về các điều khoản tài chính, lãi suất cơ bản cho vay 5 năm (LPR) có thể sẽ được điều chỉnh thấp hơn một cách độc lập vào nửa cuối năm 2023, theo dự đoán của Wang Wing, chuyên gia tài chính vĩ mô tại Golden Credit Rating International.
Hầu hết khoản vay mới ở Trung Quốc đều dựa trên LPR 1 năm, trong khi lãi suất 5 năm ảnh hưởng đến việc định giá các khoản thế chấp.
Các chuyên gia cho biết, bất chấp con đường phục hồi kinh tế gập ghềnh kể từ quý II, xu hướng đi lên chung vẫn không thay đổi. "Với một loạt biện pháp tối ưu hóa được áp dụng, lĩnh vực bất động sản sẽ sớm quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng. Điều này có ý nghĩa to lớn đối với việc ổn định tăng trưởng và giảm thiểu rủi ro trong thời gian còn lại của năm 2023", ông Wang lưu ý.
Ngành bất động sản của Trung Quốc đang trải qua quá trình điều chỉnh và sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, chẳng hạn như vấn đề thanh khoản. Tuy nhiên, với việc đưa ra các chính sách liên quan, người ta tin rằng lĩnh vực này có thể vượt qua những thách thức trong tương lai không xa.
-
Người mua nhà Trung Quốc chuyển hướng sang thị trường quốc tế
Theo dữ liệu từ Hiệp hội Môi giới Bất động sản Mỹ, thị trường nhà ở của Trung Quốc hiện đang ở trong trạng thái tệ đến mức người mua nhà dường như đang đổ xô ra nước ngoài để mua nhà ở tại Mỹ.
-
Thị trường bất động sản Trung Quốc vẫn đang ở trong giai đoạn bất ổn. Trong bối cảnh đó, giới chuyên gia kỳ vọng rằng chính phủ Trung Quốc sẽ đóng vai trò quan trọng hơn trong việc giúp thị trường phục hồi.
-
Thị trường bất động sản Trung Quốc đối mặt với “đầy thách thức” phía trước.
Một số ngân hàng hàng đầu thế giới mới đây đã quyết định cắt giảm việc tiếp cận với thị trường bất động sản thương mại của Trung Quốc trong năm nay.
-
Thêm nhà phát triển bất động sản hàng đầu Trung Quốc trên bờ vực vỡ nợ
Cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc sắp bước sang năm thứ 5, nhưng rắc rối nợ nần của các doanh nghiệp có vẻ vẫn ngày càng chồng chất. Trái phiếu đồng USD của các công ty địa ốc đang bị giảm sâu trên thị trường, việc phát hành nợ mới trở nên...
-
Trung Quốc đẩy mạnh hỗ trợ tỷ giá nhân dân tệ dưới sức ép từ đồng USD
Theo Nikkei Asia Review, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) vừa phát tín hiệu về việc tăng cường hỗ trợ nhân dân tệ để ngăn đà suy yếu nhanh của đồng tiền này sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự báo giảm lãi suất ít hơn trong năm 2025 khiến ...
-
Thái Lan trở thành điểm nóng của các nhà đầu tư bất động sản Trung Quốc
Người Trung Quốc là những nhà đầu tư nước ngoài có nhiều giao dịch bất động sản nhất tại Thái Lan, chiếm gần 46% tổng số căn hộ chung cư do người nước ngoài đã mua vào năm 2023.