Năm 2022, thị trường vật liệu xây dựng (VLXD) đã chứng kiến nhiều mặt hàng tăng giá chóng mặt. Theo đó, giá nguyên vật liệu tăng cao đang là một vấn đề lớn trên thị trường, nhất là đối với nhà thầu thi công.
Bộ Xây dựng cho biết, do ảnh hưởng của việc tăng giá các nguyên liệu đầu vào trong quý 1/2022, các VLXD như sắt thép, xi măng, cát xây dựng đã có sự tăng giá mạnh so với thời điểm cuối năm 2021.
Tính đến hết năm 2022, mới chỉ có 50 địa phương đã thực hiện công bố giá vật liệu hàng tháng, 13 địa phương thực hiện công bố giá VLXD hàng quý
Để hạ nhiệt giá VLXD, cũng như hạn chế nguy cơ trục lợi, đầu cơ, nâng giá, Bộ Xây dựng đã có nhiều văn bản yêu cầu các địa phương công bố giá xây dựng minh bạch, công khai, kịp thời, phù hợp với cơ chế thị trường.
Tuy nhiên trên thực tế, vẫn còn nhiều địa phương chậm trễ trong việc công bố giá VLXD. Ngoài ra, việc công bố chưa bám sát với thực tế cung cầu của thị trường, đây là lỗ hổng để nhiều đơn vị cung ứng lợi dụng đầu cơ, tăng giá để trục lợi.
Cụ thể, Bộ Xây dựng cho biết, nhiều tỉnh thực hiện công bố chỉ số giá đến quý 1/2022, 20/63 tỉnh công bố chỉ số giá xây dựng quý 2/2022, có 16/63 tỉnh công bố chỉ số giá xây dựng quý 3/2022. Về công bố giá nhân công, máy thi công hiện có 60 tỉnh công bố đơn giá nhân công cho năm 2021 theo cơ cấu nhóm nhân công mới quy định tại Thông tư số 13/2021/TT-BXD; 3 tỉnh gồm Thái Nguyên, Quảng Ninh, Đà Nẵng công bố đơn giá nhân công năm 2020 và có hướng dẫn chuyển đổi xác định đơn giá nhân công.
Tính đến hết năm 2022, mới chỉ có 50 địa phương đã thực hiện công bố giá vật liệu hàng tháng, 13 địa phương thực hiện công bố giá VLXD hàng quý.
Ngoài ra, Bộ Xây dựng ghi nhận nhiều danh mục công bố của địa phương còn thiếu một số VLXD chủ yếu. Bộ cho rằng, nếu tình trạng này còn kéo dài sẽ gây vướng mắc cho việc lập, quản lý chi phí đầu tư, hợp đồng xây dựng của các bên liên quan, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án.
Do vậy, các địa phương phải theo dõi sát diễn biến, kịp thời cập nhật, điều chỉnh công bố giá vật liệu, chỉ số giá xây dựng phù hợp với mặt bằng thị trường; nâng cao công tác dự báo về khả năng cung, cầu, nhất là với các loại VLXD chủ yếu, khắc phục việc thiếu hụt nguồn cung.
Ngoài ra, các địa phương cũng cần thường xuyên rà soát, cập nhật các loại VLXD chủ yếu, thiết bị công trình phổ biến vào danh mục để công bố. Với các loại vật liệu có biến động nhiều, Bộ Xây dựng cho rằng việc công bố hàng tháng là cần thiết.
Thời gian tới, Bộ Xây dựng cho rằng, cần tiếp tục theo dõi diễn biến thị trường VLXD, bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường, đặc biệt là các vật liệu chủ yếu; Rà soát lại các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong lĩnh vực VLXD để bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong công tác quản lý nhà nước.
-
Chỉ số giá vật liệu xây dựng tăng 6,43% do giá thép, xi măng
Giá sắt, thép, xi măng tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào đã khiến chỉ số nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng trong tháng 11/2022 tăng 6,43% so với hồi đầu năm.
-
Thủ tướng chỉ đạo nóng về vấn đề “sống còn” ảnh hưởng đến các dự án, công trình giao thông trọng điểm
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện các giải pháp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến định mức, đơn giá xây dựng; khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án, công trình giao th...
-
Hơn 70% doanh nghiệp xây dựng không tiếp cận được các gói vay ưu đãi
Không có hợp đồng xây dựng mới và giá nguyên vật liệu tăng cao cùng với việc khó tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng trong quý 4.2023....
-
Nhìn lại năm 2023: Giá vật liệu xây dựng vẫn tăng cao dù thị trường ảm đạm
Dù tình hình tiêu thụ ảm đạm nhưng thị trường vật liệu xây dựng với hàng trăm sản phẩm từ sắt thép, xi măng cho đến các loại vật liệu hoàn thiện vẫn chịu nhiều áp lực tăng giá trong năm 2023....