Thành phố Thủ Đức đang là tâm điểm của thị trường bất động sản hiện nay. Khu vực này là nơi có vị trí cửa ngõ và được đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng giao thông – xã hội một cách vượt trội. Cùng với đó, những thông tin về quy hoạch và tiềm năng của một thành phố “đặc biệt” phần nào đã đẩy giá bất động sản ở đây tăng một cách chóng mặt chỉ trong một khoảng thời gian ngắn vừa qua.
Chưa nói đến đất nền, nhà phố hiện nay mức giá bán dự án căn hộ mới cũng đã khiến người mua cảm thấy “bỏng tay”. Một ví dụ cụ thể, dự án King Crown Infinity nằm trên đường Võ Văn Ngân, phường Trường Thọ, Thành phố Thủ Đức với quy mô 1,1 ha, dự kiến cung cấp cho thị trường 739 căn hộ với diện tích từ 55-220 m2 có mức giá chào bán trên dưới 95 triệu đồng/m2 trong đợt mở bán đầu năm nay.
Một “ông lớn” khác cũng đang rục rịch để cho ra mắt dự án có quy mô khoảng 15ha nằm ngay cạnh Bến xe miền Đông mới (thuộc quận 9 cũ) có quy mô hàng ngàn căn hộ và nhà phố. Mức giá dự kiến khoảng 2.300- 2.500 USD/m2.
Ăn theo sức nóng của thành phố Thủ Đức, một số khu vực lân cận như Thuận An, Dĩ An của Bình Dương hay Biên Hoà của Đồng Nai cũng thiết lập mặt bằng giá bất động sản mới. Với phân khúc căn hộ, những khu vực này đã xuất hiện dòng sản phẩm tiệm cận 50 triệu đồng/m2 trong năm 2020.
Nhiều ý kiến cho rằng, giá nhà đất tại TP.HCM tăng đột biết trong những năm gần đây có nguyên nhân từ việc khan hiếm nguồn cung dự án mới và quỹ đất của thành phố gần như đã cạn kiệt. Tuy nhiên, nhận định này chưa hẳn đã chuẩn xác.
Tiến sĩ Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cho biết, nếu nhìn rộng ra toàn TP.HCM thì quỹ đất vẫn rất dồi dào. Hiện nay, bất động sản chỉ tập trung ở khu vực nội thành và một số quận - huyện lân cận khu trung tâm nơi có cơ sở hạ tầng giao thông – xã hội đã phát triển và dân cư đông đúc nên gây ra tình trạng quá tải. Thực tế, ngay tại TP.HCM quỹ đất còn rất lớn nằm ở các khu vực như huyện Củ Chi, Hóc Môn hay một phần thuộc Nhà Bè, Bình Chánh. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất là những khu vực này chưa có sự phát triển đồng bộ về cơ sở hạ tầng giao thông, xã hội để có thể thu hút doanh nghiệp đầu tư dư án và kéo người dân về sinh sống.
Đồng quan điểm, anh Bình một nhà đầu tư bất động sản chia sẻ, giá nhà đất tại thành phố Thủ Đức hiện đã tăng quá cao, thậm chí ảo hơn so với tiềm năng thực tế. Do đó, trong năm 2021, người mua sẽ có xu hướng tìm đến các khu vực có mức gá phù hợp hơn nhưng có cơ sở để phát triển.
Anh Bình cho rằng, không cần phải đi đâu xa ngay tại TP.HCM thì bất động sản khu vực Củ Chi và Hóc Môn đang là nơi đáng để bỏ tiền trong năm 2021. Theo anh Bình, Củ Chi hiện nay cách trung tâm TP.HCM khoảng 30 – 50km, địa phương này có quỹ đất rộng lớn, đất cứng, địa thế cao ráo nên xây dựng nhà cửa không tốn nhiều chi phí như các vùng trũng thấp. Trong khi đó, Hóc Môn cũng có những đặc điểm tương tự nhưng có vị trí gần với trung tâm hơn.
So với các khu vực khác mức giá bất động sản tại Củ Chi và Hóc Môn cũng đang “mềm” hơn rất nhiều. Dù trong những năm qua khu vực này cũng đã từng có những thời điểm sốt giá.
Vấn đề khó khăn nhất hiện nay khiến bất động sản ở đây chưa bùng nổ là do hạn chế về kết nối hạ tầng giao thông. Tuy nhiên, trong thời gian sắp tới những dự án trọng điểm hứa hẹn được đầu tư như đường ven sông Sài Gòn, cao tốc TP.HCM – Mộc Bài… sẽ tạo cơ sở cho các nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn khi muốn đổ tiền vào khu vực này.
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) mới đây cũng đã có kiến nghị nghiên cứu bổ sung quy hoạch "thành phố Tây Bắc" trên cơ sở không gian huyện Củ Chi - huyện Hóc Môn hiện nay, để định hướng phát triển đô thị bền vững, ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
Đồng thời, HoREA cũng đề nghị bổ sung quy hoạch đường ven sông Sài Gòn (từ cầu Sài Gòn đến Bến Súc, huyện Củ Chi), kết nối vào Quốc lộ 22, cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài, quốc lộ 13, Tỉnh lộ 8, để tạo điều kiện phát triển đô thị khu vực Tây Bắc thành phố, cả huyện Trảng Bàng (Tây Ninh), huyện Bến Cát (Bình Dương), huyện Đức Hòa (Long An).
Giới đầu tư bất động sản cho rằng, đề xuất thành lập thành phố Tây Bắc là có cơ sở. Hiện nay, mô hình thành phố Thủ Đức đang được triển khai nếu mang lại những hiệu quả tích cực thì sẽ “mở đường” cho nhiều thành phố vệ tinh tương tự ra đời.
-
Giá đất Củ Chi bình tĩnh với siêu dự án của 'chúa đảo' Tuần Châu
Siêu dự án của “chúa đảo” Đào Hồng Tuyển ở Củ Chi không đủ sức “tạo sóng” giá đất tại khu vực này, vì thông tin về các dự án khổng lồ không phải lần đầu xuất hiện.
-
Kiều hối về TP.HCM đạt 10 tỷ USD
Nếu tính lũy kế từ đầu năm 2024 đến nay, tổng lượng kiều hối chuyển về TP.HCM đạt 10,039 tỷ USD, Thời báo Ngân hàng dẫn lời ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM....
-
Thủ Đức 2040: Siêu đô thị 9 phân vùng với hơn 21.000 ha
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 202/QĐ-TTg, phê duyệt đồ án quy hoạch chung thành phố Thủ Đức thuộc TP.HCM đến năm 2040, với mục tiêu trở thành đô thị sáng tạo, dẫn đầu kinh tế khu vực. Quy hoạch chia Thủ Đức thành 9 phân vùng chức năng,...
-
Hàng trăm km đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM sẽ có "bước ngoặt" mới
Hà Nội và TP.HCM đang khẩn trương xây dựng, trình Quốc hội ban hành nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc biệt, đặc thù để phát triển mạng lưới đường sắt đô thị.