Úc
Các cơ hội trên thị trường văn phòng cho thuê tại Úc sẽ tăng lên khi nhu cầu của các nhà đầu tư tăng, qua đó đảm bảo lợi suất ổn định cho phân khúc này. Các chuyên gia dự đoán giai đoạn 2024 – 2025, thị trường văn phòng cho thuê tại Úc có thể sẽ hút vốn đầu tư nhiều hơn cả giai đoạn trước khi đại dịch bùng phát.
Ngoài ra, các nhà đầu tư vào thị trường bất động sản công nghiệp tại Úc cũng sẽ thấy giá trị đối với các tài sản có thời hạn thuê ngắn tăng cao hơn, qua đó tạo điều kiện cho tăng trưởng giá thuê bất động sản công nghiệp.
Ngành bán lẻ đã thích nghi nhanh chóng và là ngành đầu tiên định giá lại sau đại dịch tại Úc. Mặt bằng bán lẻ chất lượng được coi là trụ cột ở các khu vực lớn, có khả năng vẫn được đánh giá cao trong thời gian tới.
Trung Quốc
Logistics, khu thương mại và khoa học đời sống với thu nhập từ việc cho thuê ổn định sẽ tiếp tục là lựa chọn thay thế hàng đầu của các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường bất động sản, bao gồm các công ty bảo hiểm.
Chẳng hạn, Thượng Hải đang thúc đẩy mạnh mẽ các ngành công nghệ, tạo cơ sở cho nhu cầu mạnh mẽ đối với bất động sản khu thương mại. Do đó, các chuyên gia cho rằng đây là thời điểm tốt để tích cực trong việc nắm bắt cơ hội sở hữu tài sản thay thế với giá thấp.
Nhật Bản
Nhu cầu về không gian văn phòng ở Tokyo đang phục hồi ngay cả khi một số doanh nghiệp thu hẹp quy mô do tăng cường thúc đẩy hình thức làm việc từ xa. Tầm quan trọng của phân khúc văn phòng trong chiến lược đầu tư cốt lõi vẫn nhất quán.
Với sự phát triển của thương mại điện tử và cải cách chuỗi cung ứng, nhu cầu của người dùng cuối đối với nhà kho hiện đại vẫn cao và có khả năng tiếp tục tăng sau năm 2023. Tuy nhiên, các nhà kho mới hoàn thành gần đây vẫn còn chỗ trống ở một số tỉnh/thành phố ở Nhật Bản, nhưng thường được lấp đầy trong vòng một năm sau khi hoàn thành.
Lĩnh vực khách sạn tại Nhật Bản cũng đã vượt qua cơn bão nhờ các chương trình khuyến mãi du lịch nội địa và hỗ trợ tài chính của chính phủ.
Mặc dù giá giao dịch các tài sản khách sạn không thấp hẳn so với trước đại dịch, nhưng các hoạt động đầu tư vẫn diễn ra tích cực với dự báo tỷ lệ lấp đầy sẽ sởm trở lại ngang với mức trước khi đại dịch bùng phát.
Singapore
Dòng vốn từ nước ngoài vẫn tiếp tục đổ về thị trường bất động sản Singapore, bao gồm cả một số công ty mới tham gia, qua đó minh chứng cho sức hấp dẫn của Singapore như một điểm đến đầu tư toàn cầu. Các khoản đầu tư có thể sẽ tăng trong nửa cuối năm 2023 khi diễn biến lạm phát và lãi suất trở nên ổn định hơn.
Quy mô các giao dịch bất động sản tại Singapore có thể sẽ nhỏ hơn vì các giao dịch mua lớn hơn liên quan đến khung thời gian kéo dài và đòn bẩy cao hơn, điều này không thuận lợi trong môi trường đầu tư hiện tại.
Khi các nhà đầu tư tổ chức lùi bước, tài sản tư nhân sẽ ngày càng nổi bật. Đến năm 2023, các căn nhà phố thương mại tại Singapore dự kiến sẽ vẫn phổ biến do số lượng hợp lý, trong khi khả năng sẵn có của các dự án phát triển hỗn hợp có thể vẫn còn hạn chế. Sự quan tâm đến tài sản khách sạn cũng đã tăng lên do sự phục hồi của ngành du lịch.
-
Tiềm năng bất động sản châu Á vượt Mỹ và châu Âu
Theo Hines, một trong những nhà quản lý và đầu tư bất động sản tư nhân lớn nhất thế giới, nhân khẩu học và khả năng tạo việc làm sẽ là những yếu tố giúp bất động sản châu Á tăng trưởng trong thập kỷ tới.
-
Châu Á có thể là điểm sáng duy nhất của bất động sản thương mại toàn cầu
Tâm lý bi quan bao trùm thị trường bất động sản thương mại Mỹ có thể không đúng với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nơi các văn phòng đang phục hồi tốt hơn.
-
Tiền Trung Quốc chảy về bất động sản châu Á
Việc Trung Quốc chấm dứt các biện pháp kiểm soát biên giới nghiêm ngặt vì Covid-19 đang khiến dòng tiề mặt nằm im trong suốt đại dịch bắt đầu chảy ra nước ngoài, đặc biệt là đến châu Á.
-
Nửa cuối năm 2024 là cơ hội để thu mua bất động sản
Theo khảo sát của CBRE, đầu tư bất động sản thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC) có thể phục hồi vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, tạo cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.
-
Nhà đầu tư châu Á tăng cường vốn vào bất động sản trong trung hạn
Bất động sản, một danh mục phụ lớn thuộc tài sản tư nhân, đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư châu Á, với 64% kỳ vọng sẽ tăng lượng nắm giữ trong trung hạn.
-
Sóng đầu tư Trung Quốc thoái trào, để lại 500 “tòa nhà ma” ở Campuchia
Các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc rút đi đã khiến Sihanoukville, điểm nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng của Campuchia, phải đối mặt với hàng trăm dự án còn dang dở.