Tuần trước, Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc cho biết công dân nước ngoài đang sở hữu 83.512 đơn vị nhà ở tại quốc gia này tính đến cuối năm 2022, chiếm 0,4% tổng số nhà trên cả nước. Đặc biệt, người Trung Quốc chiếm tới 54% số nhà thuộc sở hữu của người nước ngoài, gấp đôi so với quốc gia đứng thứ hai là Mỹ.
Trong đó, 91% là nhà ở phức hợp, chẳng hạn như căn hộ, và 9% còn lại là nhà thổ cư. Phần lớn các căn nhà này nằm ở các khu vực đô thị, bao gồm Seoul, Incheon và tỉnh Gyeonggi.
Người nước ngoài cũng nắm giữ 264 triệu mét vuông đất ở Hàn Quốc, chiếm khoảng 0,26% diện tích đất của cả nước, tăng 1,8% so với năm trước đó. Người Mỹ nắm giữ số lượng đất lớn nhất, ở mức 53,4%, tiếp theo là người Trung Quốc ở mức 7,8%.
Từ trước đại dịch Covid-19, người giàu và tầng lớp trung lưu Trung Quốc đã tìm cách đầu tư ra nước ngoài để đa dạng hóa danh mục đầu tư và giữ một số tài sản nằm ngoài tầm với của chính quyền. Xu hướng này đã bị dập tắt đột ngột vào năm 2020 bởi đại dịch hoặc bị hạn chế do họ phải xem và mua bất động sản trực tuyến.
Khi Trung Quốc dỡ bỏ hầu hết các quy định nghiêm ngặt của chính sách zero-Covid và cho phép người dân ra nước ngoài, nhiều người đã bắt đầu theo đuổi kế hoạch đã bị trì hoãn từ lâu, bao gồm đến thăm những bất động sản mà họ đã mua hoặc tìm những nơi ở mới ngoài Trung Quốc.
Các công ty bất động sản cho biết, yêu cầu từ giới đầu tư bất động sản châu Á đã tăng lên gấp đôi kể từ khi biên giới mở cửa, đặc biệt là từ Trung Quốc.
Đặc biệt, đối với người dân thuộc tầng lớp trung lưu Trung Quốc muốn chuyển tiền ra nước ngoài, Đông Nam Á cung cấp rất nhiều khoản đầu tư hợp lý hơn với mức giá rẻ hơn trong nước.
Trong vài năm gần đây, dòng tiền của nhà đầu tư Trung Quốc chảy vào Singapore đã tăng mạnh do đảo quốc này là một thiên đường thuế ổn định, các chương trình đầu tư hưởng quyền thường trú nhân cho bản thân và gia đình, sự gần gũi về địa lý và văn hóa, cùng khả năng kết nối với phần còn lại của Đông Nam Á. Khách hàng Trung Quốc đại lục chiếm gần 25% số người mua 425 căn hộ xa xỉ bán tại Singapore vào năm 2022, gấp đôi so với nhà đầu tư Mỹ.
Bất động sản ở Thái Lan hoặc Malaysia có giá rẻ hơn so với một số thành phố hạng ba của Trung Quốc. Một ngôi nhà sang trọng có giá khoảng 2 triệu Nhân dân tệ và một căn hộ có giá chỉ bằng một phần tư con số đó.
Theo thống kê, người mua từ Trung Quốc đại lục đã rót khoảng 2 tỷ USD vào thị trường Malaysia trong năm 2018. Malaysia cũng cung cấp thị thực dài hạn cho người nước ngoài sinh sống tại quốc gia này theo các chương trình Malaysia My Second Home và Silver Hair.
Ở nước láng giềng Thái Lan, vốn từ lâu đã là thiên đường ngập tràn ánh nắng cho nhiều công dân Trung Quốc tìm kiếm cơ hội đầu tư, doanh số bán căn hộ cũng được dự đoán sẽ tăng mạnh khi khách Trung Quốc đã quay trở lại. Người Trung Quốc đang gấp rút đổ tiền mua bất động sản tại các điểm du lịch nổi tiếng như đảo Phuket để phục vụ cho chính du khách nước họ sang du lịch tại đây.
Một luật sư về di trú tại Thái Lan cho biết: “Khách hàng Trung Quốc đang mua tới 25% tổng số căn hộ tại đây”.
Thị trường bất động sản Sydney từ lâu cũng đã lọt vào tầm ngắm của giới nhà giàu Trung Quốc. Nhiều gia đình sẵn sàng chi tới 2 triệu USD để mua nhà cho con ở thành phố này.
Tại Canada, một thị trường bất động sản khác được các nhà đầu tư Trung Quốc ưa chuộng, chính phủ thậm chí đã đưa ra lệnh cấm người nước ngoài mua nhà trong vòng 2 năm để ngăn chặn tình trạng đầu cơ và đảm bảo sự ổn định của thị trường nhà ở trong nước. Điều này sẽ càng khiến các thị trường mục tiêu khác của nhà đầu tư Trung Quốc tại châu Á trở nên “nóng” hơn bao giờ hết.
-
Vừa mở cửa trở lại, giới nhà giàu Trung Quốc đã đổ xô đi mua nhà tại Đông Nam Á
Các đại lý bất động sản và chuyên gia nhập cư đang chứng kiến sự gia tăng yêu cầu từ khách hàng Trung Quốc về việc thành lập các văn phòng gia đình ở Singapore, mua căn hộ ở Malaysia và tìm kiếm nơi cư trú ở Thái Lan. Dường như việc di cư đến Đông Nam Á đang trở nên ngày càng hấp dẫn sau 3 năm họ bị mắc kẹt ở quê nhà do các đợt phong tỏa vì đại dịch.
-
Nhận diện những vùng đất phát triển mới trên cả nước
Cùng với việc tổ chức lập, trình thẩm định, phê duyệt nhiều quy hoạch quan trọng thì việc triển khai các dự án cao tốc quy mô lớn cũng đã và đang mở ra nhiều vùng đất phát triển mới trên cả nước....
-
Điểm mặt loạt dự án có vốn đầu tư “khủng” kêu gọi đầu tư từ đầu năm tới nay
Từ đầu năm đến nay, các tỉnh thành trên cả nước đã tích cực đẩy mạnh thu hút đầu tư bất động sản tại địa phương. Các dự án đầu tư có tổng mức đầu tư từ hàng nghìn tỉ cho đến chục nghìn tỉ đồng....
-
Bất động sản Đông Nam Á có nhiều lợi thế thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Đông Nam Á là một thị trường bất động sản triển vọng nhờ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, cơ sở hạ tầng phát triển, chủ nghĩa tiêu dùng gia tăng, và sự mở rộng của tầng lớp trung lưu.