Ngày 7/11, nhân dịp tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường.
Tại cuộc gặp, Thủ tướng khẳng định phát triển quan hệ với với Trung Quốc là chủ trương nhất quán, yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, theo thông cáo của Bộ ngoại giao.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường. Ảnh: VGP
Thủ tướng đề nghị triển khai hợp tác trong lĩnh vực mua bán điện, đẩy nhanh triển khai và từng bước nhân rộng mô hình cửa khẩu thông minh sang các cặp cửa khẩu khác.
Đồng thời mong muốn Trung Quốc tiếp tục mở cửa thị trường cho các mặt hàng nông sản có thế mạnh của Việt Nam, phối hợp với Việt Nam triển khai trạm kiểm nghiệm, kiểm dịch đối với nông sản Việt Nam tại Cửa khẩu quốc tế đường sắt Đồng Đăng - Bằng Tường.
Thủ tướng Lý Cường khẳng định Trung Quốc luôn coi quan hệ với Việt Nam là hướng ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng. Ông cho biết Trung Quốc sẽ mở cửa hơn nữa thị trường cho hàng hóa chất lượng cao của Việt Nam, trong đó có mặt hàng nông sản; nhất trí tăng cường kết nối hạ tầng giao thông, thúc đẩy hợp tác xây dựng và duy trì chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất ổn định ở khu vực.
Mới đây, Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về tình hình triển khai các dự án quan trọng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) để đảm bảo cung ứng điện, bảo đảm an ninh năng lượng.
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2025 dự kiến 7% và để bảo đảm đủ điện phục vụ sản xuất kinh doanh, đời sống nhân dân, tăng trưởng điện phải đạt 12-13%. Dự kiến, tổng công suất cần tăng thêm đáp ứng nhu cầu khoảng 2.297 MW.
Thủ tướng yêu cầu nhất định không để thiếu điện năm 2025, trong đó cần triển khai các giải pháp để bảo đảm bù đắp tổng công suất thiếu hụt.
Bộ Công Thương được giao nghiên cứu thúc đẩy việc mua điện từ Lào, thống nhất cho cả giai đoạn 5 năm và điều chỉnh giá điện nhập khẩu phù hợp. Bên cạnh đó, cũng xem xét khả năng tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc để bổ sung điện cho hệ thống nếu cần.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng phải nghiên cứu để chuyển điện nền từ điện than sang điện khí, đa dạng hóa các nguồn điện.
Thủ tướng lưu ý phát triển năng lượng sạch như điện hạt nhân, điện mặt trời mái nhà, điện gió, điện rác nhằm góp phần chống biến đổi khí hậu, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn.
-
Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu phát triển điện hạt nhân
Nhu cầu điện năm sau tăng khoảng 12-13% nên Thủ tướng yêu cầu ngành điện phải có giải pháp cụ thể để không thiếu điện. Thủ tướng cũng yêu cầu các cơ quan liên quan nghiên cứu phát triển điện hạt nhân.
-
Nhu cầu điện tăng cao, Bộ Công Thương xây dựng kế hoạch cung cấp điện 2025 ra sao?
Tổng điện năng sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống năm 2025 dự kiến đạt 347,5 tỷ kWh, cao hơn 12,5% so với năm 2024.
-
ĐỀ XUẤT MỚI: Giá điện bán lẻ còn 5 bậc, cao nhất 3.786 đồng/kWh
Biểu giá bán lẻ điện dự kiến rút ngắn từ 6 xuống còn 5 bậc, giá ở bậc cao nhất (701 kWh trở lên) là 3.786 đồng/kWh, chưa gồm thuế VAT.
-
Bộ Công Thương thông tin về việc điều chỉnh giá điện 2 tháng/lần
Theo Bộ Công Thương, việc đề xuất rút ngắn hơn thời gian điều chỉnh giá điện để đảm bảo tính thị trường và cần đánh giá tác động kỹ lưỡng nhằm có phương án phù hợp nhất.