Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết vừa nhận được thông tin Bộ Thương mại và công nghiệp Malaysia (MITI) thông báo khởi xướng điều tra rà soát hành chính lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm thép không gỉ cán nguội có xuất xứ từ Việt Nam và Indonesia.
Việc rà soát hành chính này được MITI tự khởi xướng trên cơ sở thông tin về việc nguyên đơn Bahru Stainless Sdn. BHd, công ty sản xuất duy nhất sản phẩm bị áp thuế đã dừng sản xuất từ ngày 30/6/2024.
Theo đó, hàng hóa bị điều tra là thép không gỉ cán nguội dạng cuộn, tấm hoặc hình dạng khác, được phân loại theo mã HS: 7219.31.00.00, 7219.32.00.00, 7219.33.00.00, 7219.34.00.00, 7219.35.00.00; 7220.20.10.00; 7220.20.90.00.
Malaysia điều tra rà soát hành chính thuế chống bán phá giá với thép không gỉ cán nguội
Hiện nay, thuế chống bán phá giá Malaysia đang áp dụng cho Việt Nam là 7,81% đến 23,84%; cho Indonesia là -0,2% đến 34,82%.
Theo Cục Phòng vệ thương mại, các bên quan tâm được đề nghị gửi bình luận bằng văn bản và cung cấp bằng chứng trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông báo khởi xướng trên công báo (tức là từ ngày 1/11/2024).
Trong trường hợp không nhận được thông tin cần thiết theo hình thức và thời gian quy định, MITI sẽ ban hành kết luận trên cơ sở thông tin có sẵn.
Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các hiệp hội và doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu liên quan cần liên lạc với MITI để đăng ký tham gia và cung cấp thông tin, bình luận trong thời hạn quy định.
Đồng thời, hợp tác toàn diện với MITI trong suốt quá trình vụ việc diễn ra. Thường xuyên phối hợp, trao đổi thông tin với các đối tác nhập khẩu của Malaysia, yêu cầu MITI xem xét nghiêm túc lợi ích kinh tế xã hội và quyền lợi của người tiêu dùng.
Trước đó, ngày 28/7/2020, MITI thông báo chính thức khởi xướng điều tra vụ việc trên cơ sở hồ sơ yêu cầu của ngành sản xuất nội địa, đại diện là doanh nghiệp Bahru Stainless Sdn. Bhd.
Sau 9 tháng điều tra, tới tháng 4/2021, MITI đã ban hành kết luận cuối cùng của vụ việc và quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá đối với thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam và Indonesia.
Mức thuế áp dụng từ 7,81% đến 23,84% đối với các nhà sản xuất, xuất khẩu Việt Nam và từ -0,2% đến 34,82% đối với các nhà sản xuất, xuất khẩu Indonesia.
Mức thuế chống bán phá giá có hiệu lực trong 5 năm, từ 24/4/2021 đến 23/4/2026.
-
Loại THÉP CHẤT LƯỢNG CAO từ sản xuất ô tô tới đồ gia dụng đều cần có nhu cầu tới 13 triệu tấn/năm
Thép cuộn cán nóng (HRC) sản xuất trong nước 8,6 triệu tấn nhưng nhu cầu thị trường nội địa đang cần tới 13 triệu tấn/năm. Dư địa thị trường rất lớn, nhưng hiện ngoài Formosa, đến nay chỉ có Hòa Phát tham gia vào cuộc đua này.
-
Điều chưa từng có trong vòng 6 năm qua sắp xảy ra với quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới
Hiệp hội Thép Thế giới (Worldsteel) dự báo, lần đầu tiên trong 6 năm, tỷ trọng tiêu thụ thép của Trung Quốc sẽ giảm xuống dưới 50% tổng nhu cầu toàn cầu trong năm 2024. Nguyên nhân chính là sự suy giảm của ngành bất động sản nước này đã ảnh hưởng mạnh đến nhu cầu thép.
-
NÓNG: Chấm dứt, không gia hạn áp thuế với thép không gỉ cán nguội Trung Quốc
Bộ Công Thương quyết định chấm dứt, không gia hạn việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội xuất xứ từ Đài Loan (Trung Quốc), Indonesia, Malaysia và Trung Quốc....
-
Nắm tới 55% thị phần toàn cầu, nhà xuất khẩu thép lớn nhất thế giới sắp gặp khó vì lý do này!
Các chuyên gia nhận định, xuất khẩu thép của Trung Quốc sẽ sớm đạt mức cao nhất trong 8 năm, trước khi làn sóng thuế quan lan rộng kéo ngành công nghiệp này đi xuống vào năm 2025.
-
Hoa Sen, Nam Kim, Tôn Đông Á… hưởng lợi ra sao khi tôn mạ Trung Quốc, Hàn Quốc bị áp thuế chống bán phá giá thêm 5 năm?
Bộ Công Thương gia hạn thêm 5 năm việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng tôn mạ màu nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc đến ngày 23/10/2029). Mức thuế áp dụng cho các công ty Trung Quốc cao nhất là 34,27% và Hàn Quốc là 19,25%....