Dự báo của Worldsteel cho thấy, sự khác biệt trong triển vọng nhu cầu thép giữa Trung Quốc - vốn là động lực chính của tăng trưởng nhu cầu toàn cầu trong 20 năm qua và các khu vực khác như Nam Á, Trung Đông và Mỹ Latinh.
Mới đây, ông Simon Trott, Giám đốc điều hành phụ trách mảng quặng sắt tại Rio Tinto Group, nhà cung cấp nguyên liệu sản xuất thép lớn nhất thế giới, cho rằng Trung Quốc đang đạt đến đỉnh điểm về nhu cầu thép.
Tuy nhiên, phía Rio Tinto Group cũng dự đoán rằng thế giới sẽ cần nhiều thép hơn trong 20 năm tới so với mức tiêu thụ trong 30 năm qua, bất chấp sức tăng trưởng mà thế giới đang chứng kiến ở Trung Quốc.
Tỷ trọng tiêu thụ thép của Trung Quốc sẽ giảm xuống dưới 50% tổng nhu cầu toàn cầu trong năm 2024
Worldsteel dự đoán mức tiêu thụ thép của Trung Quốc sẽ giảm năm thứ tư liên tiếp trong năm 2024, xuống còn 869 triệu tấn. Trong khi nhu cầu của các nước khác trên thế giới tăng 1,2%, đạt 882 triệu tấn.
Theo Worldsteel, tỷ trọng của Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm trong năm 2025.
Các số liệu cho thấy sự kết thúc của thời kỳ bùng nổ cơ sở hạ tầng và bất động sản kéo dài hàng thập kỷ ở Trung Quốc đang làm giảm tiêu thụ thép trong nước. Tuy nhiên, chúng cũng lý giải một phần nguyên nhân khiến lượng thép xuất khẩu của Trung Quốc tăng mạnh trong năm nay, đạt mức cao nhất kể từ năm 2016 đó là nhu cầu thép gia tăng ở các quốc gia khác.
Worldsteel cho biết, thị trường Ấn Độ sẽ tăng trưởng 8% trong năm 2024, sau khi tăng 14% vào năm 2023, đạt 143 triệu tấn. Trong khi các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển khác sẽ tăng trưởng khoảng 7% trong năm thứ hai liên tiếp.
Lần gần nhất, các nước khác trên thế giới vượt qua tỷ trọng nhu cầu của Trung Quốc là vào năm 2018. Worldsteel thừa nhận có thể có thay đổi trong dự báo của hiệp hội do hàng loạt biện pháp kích thích tăng trưởng gần đây của Trung Quốc. Điều này có thể thúc đẩy nhu cầu thép của nước này vào năm 2025.
Trung Quốc đã cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản sau khi ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) hạ lãi suất vào cuối tháng 9/2024. Đây là một phần trong loạt các biện pháp nhằm khôi phục tăng trưởng kinh tế.
Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ trong nước bị kìm hãm bởi sự suy yếu của ngành bất động sản, Trung Quốc đang trên đà hướng tới cột mốc xuất khẩu hơn 100 triệu tấn thép trong năm nay, mức cao nhất kể từ năm 2016.
Dữ liệu từ Tổng cục Hải quan nước này cho thấy, trong 3 quý kể từ đầu năm 2024, xuất khẩu thép của Trung Quốc đã tăng 21,2% so với cùng kỳ năm 2023, lên 80,71 triệu tấn.
Xuất khẩu thép của Trung Quốc đạt kỷ lục 112,4 triệu tấn vào năm 2015 và khối lượng xuất khẩu của năm 2016 cũng không kém xa mức đó.
Việc xuất khẩu thép của Trung Quốc tăng mạnh đã gây ra nhiều phản ứng từ các quốc gia khác. Một số nước, bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ và Indonesia đã áp đặt thuế chống bán phá giá, cho rằng thép giá rẻ của Trung Quốc gây thiệt hại cho các nhà sản xuất trong nước.
-
Thép cuộn cán nóng nhập khẩu tiếp tục “ồ ạt” vào Việt Nam, hơn 2/3 là thép Trung Quốc
Gần 8,8 triệu tấn thép cuộn cán nóng (HRC) được nhập về Việt Nam trong 9 tháng năm 2024, tăng 26% so với cùng kỳ. Có tới 72% số này đến từ Trung Quốc.
-
CHÍNH THỨC: Áp dụng biện pháp chống bán phá giá với một mặt hàng thép từ Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia
Mức thuế chống bán phá giá chính thức được áp dụng với mặt hàng này từ Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc là từ 9,79% đến 28%, có hiệu lực trong vòng 5 năm.
-
Mặt hàng quan trọng của 4 nền kinh tế hàng đầu châu Á bị Malaysia áp thuế chống bán phá giá
Malaysia áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc, có hiệu lực từ ngày 11/1.
-
Các nhà sản xuất thép lớn trong nước có thể giành thêm thị phần nhờ vụ điều tra bán phá giá thép Trung Quốc
Năm 2025, MBS cho rằng thị phần của các doanh nghiệp thép lớn trong nước có thể cải thiện nhờ sự đóng góp của thuế. chống bán phá giá.