Trước đó, ngày 19/3/2024, Cục Phòng vệ thương mại đã nhận được hồ sơ yêu cầu của một số doanh nghiệp sản xuất thép HRC trong nước đề nghị điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép HRC nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc và Ấn Độ.
Sau khi xem xét hồ sơ yêu cầu điều tra của các doanh nghiệp sản xuất trong nước, Cục Phòng vệ thương mại đã có thông báo đề nghị các doanh nghiệp nộp hồ sơ tiếp tục hoàn thiện, bổ sung hồ sơ.
Việc này nhằm làm rõ các nội dung, thông tin có liên quan đến cáo buộc về hành vi bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu, thiệt hại của ngành sản xuất trong nước và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá và thiệt hại của ngành sản xuất trong nước theo đúng quy định.
Doanh nghiệp ngành thép tranh cãi điều tra chống bán phá giá thép HRC Trung Quốc
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đã nhận được ý kiến của một số doanh nghiệp khác có liên quan bày tỏ sự quan tâm về khả năng khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng HRC nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam.
Về quy trình tiếp theo liên quan đến vụ việc, sau khi các doanh nghiệp sản xuất trong nước nộp bổ sung thông tin, hồ sơ theo yêu cầu, Cục Phòng vệ thương mại sẽ xem xét hồ sơ căn cứ trên các quy định của Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định số 10/2018/NĐ-CP.
Trường hợp hồ sơ cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện, Cục Phòng vệ thương mại sẽ tiếp tục yêu cầu các doanh nghiệp hoàn thiện.
Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ theo quy định, Cục Phòng vệ thương mại sẽ có 45 ngày để thẩm định chi tiết nội dung hồ sơ về các cáo buộc liên quan đến hành vi bán phá giá, thiệt hại của ngành sản xuất trong nước và mối quan hệ nhân quả để làm cơ sở quyết định điều tra hoặc không điều tra vụ việc.
Trong quá trình thẩm định, Cục Phòng vệ thương mại sẽ xem xét, đánh giá kỹ lưỡng và khách quan các thông tin theo đúng quy định của pháp luật.
Loạt doanh nghiệp tranh cãi điều tra chống bán phá giá thép Trung Quốc
Trước đó, thông tin các doanh nghiệp sản xuất thép cuộn cán nóng HRC gửi hồ sơ yêu cầu điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng này nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ đang gây ra nhiều tranh cãi.
Cụ thể, Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh và Tập đoàn Hòa Phát đã nộp đơn đề nghị khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng thép HRC nhập khẩu từ Trung Quốc. Nguyên nhân là do sản lượng thép nhập khẩu thép tăng đột biến cũng như giá thép HRC từ Trung Quốc giảm mạnh.
Ngay sau đó, nhiều doanh nghiệp tôn mạ và ống thép phản đối gay gắt động thái này bởi thép HRC nhập khẩu là một phần không thể thiếu trong quá trình sản xuất của họ trong bối cảnh nguồn cung trong nước vẫn có thiếu hụt nhiều.
Được biết, HRC là nguyên liệu thượng nguồn sản xuất các sản phẩm tôn thép mạ kẽm, mạ lạnh, mạ màu, ống thép, các sản phẩm thép khác được sử dụng trong nhiều ứng dụng của ngành xây dựng, cơ khí và các ngành công nghiệp khác.
Nhu cầu thép HRC tại Việt Nam được ước tính khoảng 10 - 13 triệu tấn/năm nhưng sản lượng mặt hàng này trong nước tối đa khoảng 8 triệu tấn. Hiện mới chỉ có 2 doanh nghiệp là Hoà Phát và Formosa sản xuất được thép HRC.
Nhóm các doanh nghiệp tôn mạ lập luận, sản phẩm HRC từ Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam chỉ 1,26%, không vượt quá 2% nên không thể coi là bán phá giá.
Cách tính biên độ phá giá là giá trị thông thường tại nhà xưởng trừ giá xuất khẩu tại xưởng, chia cho giá trị xuất khẩu. Tính toán của doanh nghiệp tôn mạ, ống thép trong đơn kiến nghị đưa ra kết quả biên độ không vượt quá 2%.
Từ việc mua hàng HRC của Formosa và Hòa Phát, theo các doanh nghiệp, hàng hóa luôn trong tình trạng cung không đủ cầu. Các doanh nghiệp tôn mạ vẫn phải nhập vì có một số quốc gia xuất khẩu có yêu cầu đặc biệt về nguồn nguyên liệu.
Lãnh đạo một công ty tôn mạ cho biết, việc khởi xướng điều tra chống bán phá giá chỉ có lợi cho một số doanh nghiệp, lo ngại khả năng độc quyền và chi phối giá cả dẫn đến giá nguyên liệu bị đẩy lên quá cao khiến toàn ngành tôn mạ và ống thép sụp đổ.
“Khi sản phẩm thép HRC tăng, giá thành phẩm tăng tương ứng, người tiêu dùng sẽ gánh khoản chênh lệch này”, lãnh đạo doanh nghiệp tôn mạ nói.
-
Formosa và Hòa Phát đề xuất khởi xướng điều tra chống bán phá giá sản phẩm HRC nhập khẩu từ Trung Quốc, bảo vệ sản xuất trong nước. Ngược lại, các doanh nghiệp sản xuất tôn mạ, ống thép tỏ ra quan ngại nếu điều này xảy ra sẽ ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong ngành.
-
Làn sóng xuất khẩu ồ ạt thép giá rẻ từ Trung Quốc đe dọa đến ngành thép thế giới?
Trước làn sóng xuất khẩu thép ồ ạt từ Trung Quốc, thép giá rẻ của nước này hiện đang tràn ngập thị trường toàn cầu. Điều này đang đe dọa đến chính ngành thép nội địa của các nước đi nhập khẩu....
-
Giá thép xây dựng rục rịch tăng sau kỳ nghỉ lễ
Các thương hiệu thép lớn trong nước vừa đồng loạt thông báo điều chỉnh tăng 100.000 đồng/tấn đối với dòng thép cuộn CB240 do tình hình biến động trên thị trường và chi phí sản xuất tăng cao.
-
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát GẤP tình hình nhập khẩu loại thép từ công nghiệp ô tô tới quốc phòng đều cần
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan rà soát, nắm tình hình gia tăng nhập khẩu thép cuộn cán nóng (HRC) để chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp, bảo vệ ngành sản xuất trong nước....