Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 11/2023, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 1,22 tỷ USD, giảm 4,8% so với tháng 10, nhưng tăng 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 868 triệu USD, giảm nhẹ 0,6% so với tháng trước, nhưng tăng 13% so với cùng kỳ.
Tính chung 11 tháng đầu, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 12,1 tỷ USD, giảm 17,5% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 8,2 tỷ USD, giảm 19% so với cùng kỳ năm 2022.
Sau thời gian dài sụt giảm sâu, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đã có sự cải thiện tích cực trở lại trong những tháng gần đây nhờ hoạt động xúc tiến xuất khẩu được đẩy mạnh, kinh tế toàn cầu tăng trưởng tích cực hơn, hàng tồn kho tại các thị trường chính có xu hướng giảm.
Hiện tại, châu Mỹ và châu Á vẫn là thị trường chính, lần lượt chiếm 56,4% và 37,2% tổng giá trị xuất khẩu ngành gỗ.
Trong đó, xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ đạt 6,6 tỷ USD, giảm 17,8% so với cùng kỳ năm 2022; Trung Quốc là thị trường lớn thứ 2 với 1,55 tỷ USD, giảm 22,2%; Nhật Bản đạt 1,52 tỷ USD, giảm 11,5%; Hàn Quốc đạt 718 triệu USD, giảm 22,4%; Canada đạt 183,4 triệu USD, giảm 16,8%.
Đáng chú ý, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Ấn Độ đang tăng trưởng mạnh từ đầu năm. Cụ thể, trong tháng 11/2023, xuất khẩu mặt hàng này sang Ấn Độ đạt hơn 14,2 triệu USD, tăng 327% so với cùng kỳ.
Sau 11 tháng, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt 107 triệu USD, tăng 287,3% so với cùng kỳ năm 2022. Dù tăng đột biến nhưng Ấn Độ chỉ chiếm 0,9% tỷ trọng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam.
Ngành chế biến gỗ và sản xuất nội thất của Việt Nam trong những năm gần đây đã đạt được những thành tích ấn tượng. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu ở mức 2 con số đã giúp cho ngành đứng trong top 6 ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của cả nước.
Hiện, Việt Nam đứng thứ 7 trên thế giới về sản xuất sản phẩm gỗ và đồ nội thất và là nước xuất khẩu lớn thứ 2 trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Theo Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFOREST), mục tiêu đến năm 2025, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản của Việt Nam đạt 20 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt hơn 18,5 tỷ USD. Sang đến năm 2030, giá trị xuất khẩu đạt mặt hàng này đạt 25 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 20,4 tỷ USD.
-
Xuất khẩu gỗ Việt Nam phục hồi, liên tiếp tháng thứ 4 đạt trên 1 tỷ USD
Trong tháng 10/2023, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,2 tỷ USD, tăng 5,7% so với tháng 9 và đi ngang so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là tháng thứ 4 liên tiếp, xuất khẩu gỗ Việt Nam đạt trên 1 tỷ USD.
-
Xuất khẩu gỗ hướng tới mục tiêu 18 tỷ USD trong nhiều thách thức
Trước tình hình Trung Quốc mở cửa lại, nhiều chuyên gia nhận định ngành gỗ Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng trưởng từ 7-9% trong năm 2023, tương đương kim ngạch xuất khẩu 18 tỷ USD. Tuy nhiên phía Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam cho rằng khó khăn sẽ còn “đeo bám” ngành sản xuất và xuất khẩu gỗ đến giữa năm 2023.
-
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 3,94 tỷ USD trong quý 1/2022
Trong 3 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 3,94 tỷ USD, giữ được mức tăng trưởng 3% so với cùng kỳ năm ngoái.








-
Thứ phế phẩm của các xưởng gỗ trước bỏ đi, nay đem bán sang Nhật Bản, Hàn Quốc… thu về 564 triệu USD
6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 3,9 triệu tấn viên nén gỗ sang Nhật Bản, Hàn Quốc… thu về hơn 564 triệu USD, tăng 33,3% về lượng và 38,8% về giá trị so với cùng kỳ.
-
Doanh nghiệp gỗ Việt được Bộ Công Thương mở đường vào thị trường 27 tỷ USD
Ấn Độ sở hữu thị trường tiêu dùng rộng lớn, dân số đông, tầng lớp trung lưu ngày càng tăng cùng nhu cầu cao về nội thất chất lượng. Năm 2024, thị trường nội thất Ấn Độ đạt 27 tỷ USD, lớn thứ tư toàn cầu và thứ hai khu vực Châu Á - Thái Bình Dương....
-
Mặt hàng này của Việt Nam khiến Mỹ mạnh tay chi 2,9 tỷ USD để gom phục vụ nhu cầu trong nước
Trong 4 tháng đầu năm 2025, Mỹ đã chi hơn 2,9 tỷ USD để nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam, tăng hơn 10% so với cùng kỳ.