Củi vụn, dăm bào, mùn cưa, đầu mẩu, cành ngọn gỗ... đều là những phế phẩm của ngành sản xuất gỗ tại Việt Nam. Tưởng chừng chỉ là đồ bỏ đi nhưng những phế phẩm này dự kiến lại có thể đem về hàng trăm triệu USD giá trị xuất khẩu khi được dùng để sản xuất thành mặt hàng viên nén.
Đây là một loại chất đốt năng lượng sạch, có thể thay thế cho than, xăng, dầu... phù hợp trong hành trình xanh hóa, bảo vệ môi trường của nhiều quốc gia.
Theo số liệu từ Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu viên nén gỗ đạt hơn 3,9 triệu tấn, tương đương giá trị 564,7 triệu USD, tăng 33,3% về lượng và 38,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024.
Hiện tại, Nhật Bản và Hàn Quốc tiếp tục là hai thị trường xuất khẩu chủ lực của ngành viên nén Việt Nam.
6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 3,9 triệu tấn viên nén gỗ sang Nhật Bản, Hàn Quốc… thu về hơn 564 triệu USD
Năm 2024, Nhật Bản chiếm 60% về lượng và 65% về giá trị, trong khi Hàn Quốc đóng góp 34% về lượng và 28% về giá trị. Giá xuất khẩu bình quân lần lượt đạt 144,3 USD/tấn tại Nhật Bản và 109,2 USD/tấn tại Hàn Quốc.
Đáng chú ý, từ tháng 9/2024, giá viên nén sang Hàn Quốc tăng đáng kể do giá đấu thầu cải thiện và tình trạng khan hiếm nguyên liệu chế biến gỗ. Điều này cho thấy nhu cầu tại thị trường này vẫn duy trì ở mức cao, dù áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng.
Nửa đầu năm 2025, mức tăng trưởng hai con số cho thấy ngành viên nén đang tận dụng tốt cơ hội từ nhu cầu năng lượng tái tạo, đặc biệt khi các nước đẩy mạnh giảm phát thải.
Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, ngành viên nén hiện đang chịu áp lực từ các đối thủ mới như Thái Lan, Indonesia và Malaysia. Trong ngắn hạn, các hợp đồng dài hạn giúp doanh nghiệp Việt duy trì ổn định, nhưng dài hạn, nếu không cải thiện chất lượng và đáp ứng tiêu chuẩn bền vững, ngành có thể mất lợi thế.
Ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) nhìn nhận, hiện nay, ngành Lâm nghiệp đang triển khai thực hiện chủ trương đẩy mạnh phát triển các nhóm sản phẩm lâm sản chế biến sâu, giá trị gia tăng cao, gồm các sản phẩm chủ yếu như: Sản phẩm đồ gỗ; ván ghép thanh; ván dán, ván dăm; ván MDF; viên nén gỗ, dăm gỗ …
Việc chế biến, sản xuất viên nén gỗ phù hợp với Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam do nguyên liệu sản xuất viên nén gỗ từ các phụ phẩm của quá trình khai thác, chế biến lâm sản như: mùn cưa, cành, nhánh cây gỗ sau khai thác (phần còn lại không sử dụng để làm nguyên liệu chế biến các sản phẩm khác ngoài viên nén…) gia tăng giá trị sử dụng gỗ rừng trồng.
Năm 2024, Việt Nam và Nhật Bản đã ký Thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực Lâm nghiệp giữa Cục Lâm nghiệp Việt Nam (nay là Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm) và Cơ quan Lâm nghiệp Nhật Bản, trong đó có nội dung hợp tác về quản lý rừng bền vững, đảm bảo nguyên liệu gỗ và thương mại hợp pháp, do vậy việc sử dụng nguyên liệu sản xuất, chế biến viên nén gỗ phải đảm bảo từ nguồn nguyên liệu hợp pháp theo quy định của quốc gia.
Tổ chức Forest Trends khuyến nghị các doanh nghiệp đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu riêng, giảm phụ thuộc vào nguồn cung thứ cấp và đáp ứng yêu cầu về tính hợp pháp, bền vững. Một số doanh nghiệp tiên phong áp dụng chứng chỉ rừng nhóm hộ, hướng đến thị trường khó tính hơn, nhưng chi phí cao đòi hỏi đầu ra ổn định về giá và sức mua. Hệ sinh thái hợp tác giữa các doanh nghiệp, sử dụng chung nguồn nguyên liệu bền vững cho nhiều sản phẩm, là hướng đi khả thi.
Ngoài ra, cần có chính sách hỗ trợ như quy hoạch ngành viên nén trong hệ sinh thái gỗ, ưu đãi năng lượng sinh khối và kiểm soát cạnh tranh không lành mạnh. Điều này sẽ tạo môi trường phát triển bền vững, giúp doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả cả trong nước và quốc tế.
-
Hàng trăm doanh nghiệp ngành gỗ đối diện nguy cơ đóng cửa nhà máy, công nhân mất việc
Theo Chi hội gỗ dán Việt Nam, khoảng 152 doanh nghiệp ngành gỗ dán có nguy cơ dừng hoạt động nếu phía Hàn Quốc áp thuế chống phá giá cao hơn 4% so với hiện nay. Công nhân các doanh nghiệp này cũng sẽ mất việc làm kéo dài do nhà máy phải đóng cửa.
-
Cơ hội lớn để doanh nghiệp ngành gỗ tìm lại đơn hàng, phục hồi kinh doanh
Việc tham gia các hội chợ có thể tạo ra những đơn hàng và thị trường mới cho doanh nghiệp ngành gỗ thời gian tới.
-
Đồng Nai sắp có khu công nghiệp rộng hơn 200 ha dành riêng cho các doanh nghiệp ngành gỗ
Tại buổi làm việc với Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh và UBND tỉnh Đồng Nai, Tập đoàn Tân Mai đã đề xuất nghiên cứu, thành lập một khu công nghiệp tập trung, quy mô hơn 200 ha cho sản xuất, chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh này.








-
Doanh nghiệp gỗ Việt được Bộ Công Thương mở đường vào thị trường 27 tỷ USD
Ấn Độ sở hữu thị trường tiêu dùng rộng lớn, dân số đông, tầng lớp trung lưu ngày càng tăng cùng nhu cầu cao về nội thất chất lượng. Năm 2024, thị trường nội thất Ấn Độ đạt 27 tỷ USD, lớn thứ tư toàn cầu và thứ hai khu vực Châu Á - Thái Bình Dương....
-
Mặt hàng này của Việt Nam khiến Mỹ mạnh tay chi 2,9 tỷ USD để gom phục vụ nhu cầu trong nước
Trong 4 tháng đầu năm 2025, Mỹ đã chi hơn 2,9 tỷ USD để nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam, tăng hơn 10% so với cùng kỳ.
-
Thúc đẩy thương mại mặt hàng nông, lâm, thủy sản Việt Nam-Hoa Kỳ
Tiếp tục triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thúc đẩy triển khai các thỏa thuận thương mại hướng tới cán cân thương mại công bằng, bền vững, lâu dài giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, ngày 9/5, Bộ Công thương phối hợp Bộ Nông nghiệp và Môi trườn...