Mới đây, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ tổ chức hội thảo trực tuyến với chủ đề “Hợp tác Việt Nam - Ấn Độ trong lĩnh vực gỗ và nội thất”. Sự kiện nhằm thúc đẩy kết nối thương mại, đầu tư giữa doanh nghiệp hai nước và cung cấp thông tin về chính sách, quy định của Ấn Độ.
Ông Bùi Trung Thướng, Tham tán Thương mại, Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ khẳng định tiềm năng hợp tác lớn trong ngành gỗ và nội thất giữa hai nước.
Việt Nam hiện nằm trong nhóm 5 quốc gia xuất khẩu đồ gỗ hàng đầu thế giới, với lợi thế về năng lực sản xuất, lực lượng lao động lành nghề và chuỗi cung ứng hoàn chỉnh. Trong khi đó, Ấn Độ sở hữu thị trường tiêu dùng rộng lớn, dân số đông, tầng lớp trung lưu ngày càng tăng cùng nhu cầu cao về nội thất chất lượng.
Theo đó, hai nước có thể bổ trợ lẫn nhau: Việt Nam cung cấp sản phẩm và thiết kế; Ấn Độ là thị trường tiêu thụ và hợp tác đầu tư.
Việt Nam hiện nằm trong nhóm 5 quốc gia xuất khẩu đồ gỗ hàng đầu thế giới
Ông Rajesh Bhagat, Chủ tịch Worldex India - đơn vị tổ chức triển lãm WOFX (World Furniture Expo), đánh giá cao nỗ lực của Thương vụ trong việc kết nối doanh nghiệp. Thị trường nội thất Ấn Độ hiện xếp thứ tư thế giới, phát triển nhanh chóng nhờ xu hướng chuyển dịch từ gia đình hạt nhân sang đa thế hệ, kéo theo nhu cầu lớn về nội thất cá nhân hóa và tiện lợi.
Về mặt chính sách, ông Alok Kumar Sinha, Giám đốc công ty kiểm toán BSR cho biết, thị trường nội thất Ấn Độ đạt quy mô 27 tỷ USD vào năm 2024, lớn thứ tư toàn cầu và đứng thứ hai trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Động lực tăng trưởng đến từ sự phát triển cơ sở hạ tầng, bất động sản, quá trình đô thị hóa, lực lượng dân số trẻ, tầng lớp trung lưu và ngành du lịch, khách sạn.
Các nhà nhập khẩu nội thất lớn tại Ấn Độ cho biết xu hướng thị trường Ấn Độ bao gồm các sản phẩm được ưa chuộng: Nội thất phòng khách tinh gọn, thân thiện môi trường, thiết kế tối giản và vật liệu phù hợp khí hậu, thói quen sinh hoạt địa phương.
Tại hội thảo, Hiệp hội Lâm sản và Gỗ Việt Nam (Viforest) đã chia sẻ về tiềm năng xuất khẩu gỗ Việt Nam sang Ấn Độ. Năm 2024, kim ngạch đạt 209 triệu USD, đứng thứ ba sau Trung Quốc và Malaysia. Là thành viên Hiệp định AITIGA, hai nước cần tăng tỷ lệ nội địa hóa trên 35% để hưởng ưu đãi thuế.
Viforest khuyến nghị nhập khẩu gỗ từ Ấn Độ (gỗ tếch, bạch đàn), tham gia hội chợ thương mại và trao đổi thông tin về truy xuất nguồn gốc gỗ.
Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ khẳng định sẽ duy trì tổ chức các hoạt động tương tự nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 20 tỷ USD vào năm 2030. Các doanh nghiệp quan tâm được khuyến khích tích cực tham gia các sự kiện sắp tới để tận dụng cơ hội hợp tác trong lĩnh vực gỗ và nội thất.
-
Các nhà sản xuất đồ gỗ Việt họp, tìm giải pháp trước áp lực thuế quan từ Mỹ
Ngày 4/4, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã tổ chức họp giao ban khối Lâm nghiệp nhằm thảo luận các tác động từ việc Mỹ áp thuế đối với gỗ Việt Nam cũng như các giải pháp nhằm ứng phó trong bối cảnh thị trường xuất khẩu chủ lực bị siết chặt.
-
Bình Định sắp tổ chức hội chợ lớn về ngành gỗ, hàng trăm doanh nghiệp trên thế giới sẽ góp mặt
Hội chợ quốc tế hàng phong cách ngoài trời tại Quy Nhơn - Q.FAIR 2025 sẽ diễn ra từ ngày 6 đến 9/3 tại Bình Định, thu hút sự tham gia của hơn 100 doanh nghiệp ngành gỗ xuất khẩu trong và ngoài nước.
-
Cơ hội lớn để doanh nghiệp ngành gỗ tìm lại đơn hàng, phục hồi kinh doanh
Việc tham gia các hội chợ có thể tạo ra những đơn hàng và thị trường mới cho doanh nghiệp ngành gỗ thời gian tới.








-
Mặt hàng này của Việt Nam khiến Mỹ mạnh tay chi 2,9 tỷ USD để gom phục vụ nhu cầu trong nước
Trong 4 tháng đầu năm 2025, Mỹ đã chi hơn 2,9 tỷ USD để nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam, tăng hơn 10% so với cùng kỳ.
-
Thúc đẩy thương mại mặt hàng nông, lâm, thủy sản Việt Nam-Hoa Kỳ
Tiếp tục triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thúc đẩy triển khai các thỏa thuận thương mại hướng tới cán cân thương mại công bằng, bền vững, lâu dài giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, ngày 9/5, Bộ Công thương phối hợp Bộ Nông nghiệp và Môi trườn...
-
Mỹ chi hơn 2 tỷ USD để “chốt đơn” một mặt hàng của Việt Nam trong 3 tháng
Đây là một trong những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam khi có mặt tại hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ.