Khách hàng rất nhiều lần tập trung tố cáo Công ty địa ốc Kim Phát lừa đảo
Vẽ dự án ma để bán cho khách hàng
Thông tin từ Công an tỉnh Đồng Nai, cơ quan này đang thụ lý điều tra một số công ty môi giới, dự án đất nền trên địa bàn có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khách hàng.
Cụ thể, các dự án và công ty môi giới nằm trong danh sách điều tra gồm:
Dự án khu dân cư Boulevard City nằm trên quốc lộ 1A, huyện Trảng Bom, Đồng Nai do Công ty Cổ phần Đầu tư Lê Bảo Minh làm chủ đầu tư và sau đó chuyển nhượng một phần dự án lại cho Công ty CP Đầu tư Việt Hưng Phát.
Dự án khu dân cư An Phước (xã An Phước, huyện Long Thành, Đồng Nai) do Công ty Cổ phần Long Thuận Lộc làm chủ đầu tư. Sau đó công ty này đã chuyển nhượng lại 112 nền đất cho Công ty CP Đầu tư Việt Hưng Phát.
Dự án Khu dân cư Diamond City (huyện Trảng Bom) do Công ty TNHH Lê Hương Sơn làm chủ đầu tư. Dự án sau đó được chuyển nhượng cho Công ty CP Đầu tư Việt Hưng Phát.
Dự án khu dân cư xã Long Đức, huyện Long Thành, Đồng Nai do Công ty TNHH Long Đức làm chủ đầu tư (Urban Land). Sau đó Công ty Long Đức Urban Land và Công ty Việt Hưng Phát đã ký kết hợp đồng hợp tác với nhau.
Dự án khu dân cư Phước An ở xã Phước An, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai do Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) làm chủ đầu tư. Sau đó HUD chuyển nhượng một phần dự án cho Công ty Cổ phần Xây dựng Phúc Khang, Công ty TNHH Phúc Khang Đông Sài Gòn, Công ty Cổ phần Đầu tư Đại Phúc. Công ty Cổ phần Xây dựng Phúc Khang và Công ty TNHH Phúc Khang Đông Sài Gòn lại ký hợp đồng dịch vụ tiếp thị và phân phối độc quyền dự án cho Công ty Việt Hưng Phát…
Dự án khu dân cư thị trấn Trảng Bom, còn được gọi là dự án Gold Hill (huyện Trảng Bom) do Công ty CP Xây dựng địa ốc Kim Phát làm chủ đầu tư. Doanh nghiệp này sau đó ký hợp đồng môi giới với Công ty Địa ốc Kim Phát.
Hai công ty là Việt Hưng Phát (trụ sở số 429 Tô Hiến Thành, phường 14, quận 10, TP.HCM) và Công ty CP Địa ốc Kim Phát (trụ sở số 246 Lý Thường Kiệt, phường 14, quận 10, TP.HCM)… đã bị nhiều khách hàng tố cáo lừa đảo suốt thời gian dài.
Theo cơ quan điều tra, Công ty Việt Hưng Phát và Công ty Kim Phát chủ yếu nhận sang nhượng một phần các dự án từ nhiều công ty bất động sản ở Đồng Nai và TP.HCM. Sau đó, họ tổ chức quảng bá, môi giới, tư vấn, tiếp thị... các dự án này với nhiều ưu đãi hấp dẫn. Khi khách hàng đồng ý mua đất nền, họ ký kết các dạng “hợp đồng thỏa thuận điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất”; “hợp đồng thỏa thuận điều kiện góp vốn xây dựng nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng đất”; “hợp đồng thỏa thuận điều kiện góp vốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất”… Nội dung các hợp đồng thường trái với nội dung hợp đồng môi giới mà hai công ty đã ký với các chủ đầu tư; sau đó họ thu tiền và không giao đất, chiếm đoạt tài sản của khách hàng.
Khốn khổ vì công ty môi giới “chơi chiêu”
Không riêng gì tại tỉnh Đồng Nai, tình trạng các công ty môi giới đất nền “qua mặt” với khách diễn ra phổ biến thời gian qua tại các tỉnh như Long An, Bình Dương, Bình Phước.
Phản ánh đến CafeLand, nhiều khách hàng mua đất nền tại dự án The Unicity (Bà Rịa - Vũng Tàu) tố Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh bất động sản Uniland (đơn vị phân phối) thu phí tư vấn cao ngất ngưởng nhưng đưa sai thông tin, mập mờ, không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng tư vấn.
Đặc biệt, để mua đất nền tại dự án này khách hàng phải ký một lúc hai hợp đồng gồm hợp đồng mua bán với chủ đầu tư, và một hợp đồng tư vấn với Cty Uniland.
Anh T.V. L, một khách hàng cho biết, để mua nền đất có diện tích 100m2, anh ký hợp đồng mua bán với chủ đầu tư với mức giá 300 triệu đồng. Sau đó, anh lại phải ký tiếp với Cty Uniland một hợp đồng “tư vấn góp vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật và công trình nhà trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất” với mức giá 155 triệu đồng.
Để thu hút khách hàng, một số công ty môi giới “chơi chiêu” dẫn đến tình trạng khách muốn mua đất ở quận 9 lại bị dẫn xuống Vũng Tàu, hay mua đất Bình Dương bị đưa lên Bình Phước.
Trường hợp của bà M (ngụ Gò Vấp) là ví dụ điển hình. Thấy Công ty địa ốc Nam Long Real (phường 10, quận Gò Vấp, Tp.HCM) đang quảng cáo bán đất nền tại đường Mỹ Phước – Tân Vạn (phường Bình Chuẩn, Thuận An, Bình Dương), bà M liên hệ để đi xem dự án.
Tuy nhiên, sau khi lên xe, thay vì đi Mỹ Phước – Tân Vạn xe chở bà M và nhiều khách khác lên thẳng Thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Nhiều khách hàng bức xúc phản ứng thì được nhân viên của Nam Long Real giải thích, đây là cách quảng cáo để khách hàng đi xem dự án, nếu nói tận Bình Phước sẽ không ai đi.
Theo Luật sư – Tiến sĩ Bùi Quang Tín, Giảng viên Khoa Quản Trị Kinh Doanh – Đại học Ngân Hàng TP.HCM, khách hàng khi được tư vấn cần nghiên cứu kỹ các điều khoản cam kết trên hợp đồng. Trong trường hợp đơn vị tư vấn không thực hiện đúng các cam kết, kết quả tư vấn không đúng như hợp đồng thì có thể dựa vào quy định của pháp luật để đòi quyền lợi.
“Nhiều trường hợp tư vấn không đúng, đưa vào hợp đồng rất nhiều lời hứa, cam kết tỉ suất sinh lời cao phi thực tế nhưng không thực hiện được…thì những điều này vi phạm pháp luật”, Luật sư Tín khẳng định.
-
Đất nền: Thiên la địa võng bẫy khách hàng
CafeLand – Giới thiệu dự án một nơi đưa khách đi xem một nẻo, cam kết lợi nhuận khủng, đưa giá bán không đúng thực tế… đang là những cạm bẫy được các công ty môi giới đất nền giăng ra để dụ dỗ khách hàng.
-
Vụ Uniland: Khách than mua một nền đất ký hai hợp đồng
CafeLand – Nhiều khách hàng mua đất nền tại dự án The Unicity (Bà Rịa - Vũng Tàu) tố Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh bất động sản Uniland thu phí tư vấn cao ngất ngưởng nhưng đưa sai thông tin, mập mờ, không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng tư vấn.
-
Thành lập ban chỉ đạo chuẩn bị vận hành sân bay lớn nhất cả nước
Bộ Giao thông Vận tải đã thành lập ban chỉ đạo để chuẩn bị cho công việc vận hành sân bay quốc tế Long Thành khi dự án này sẽ hoàn thành và đi vào khai thác từ đầu năm 2026.
-
TIN VUI cho 1.700 hộ dân nhường đất cho siêu đô thị 72.200 tỷ đồng ở Đồng Nai
Theo lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, 1.700 hộ dân di dời để thực hiện khu đô thị Hiệp Hòa có tổng vốn đầu tư 72.200 tỷ đồng sẽ được tái định cư tại chỗ và hưởng những giá trị do dự án này mang lại....
-
Công ty thép có cổ phiếu tăng trần 11 phiên: Kinh doanh thua lỗ, gặp khó với bài toán di dời nhà máy ra khỏi KCN lâu đời nhất Việt Nam
Tổng công ty Thép Việt Nam dự kiến đấu giá công khai 65% vốn sở hữu tại Thép Vicasa với giá thấp nhất 24.158 đồng/cổ phiếu.