Trên toàn cầu, hơn 1,6 tỷ người đang thiếu một nơi ở đạt chuẩn.
90% thành phố không còn "mua nổi nhà"
Theo báo cáo Savills Impact 2025, hơn 1,6 tỷ người trên thế giới hiện không có khả năng tiếp cận nhà ở đạt chuẩn. Trong khi dân số đô thị toàn cầu được dự báo sẽ vượt 70% vào năm 2050, giá nhà lại đang tăng gấp nhiều lần tốc độ tăng thu nhập.
Một nghiên cứu của IMF cho thấy 90% trong số 200 thành phố toàn cầu đã rơi vào tình trạng “khó tiếp cận do khả năng chi trả”, khi giá một căn nhà trung bình cao hơn gấp ba lần thu nhập bình quân năm. Để lấp đầy khoảng trống này, thế giới cần xây thêm 96.000 căn hộ mỗi ngày từ nay đến 2030.
Việt Nam không nằm ngoài áp lực. Trong quý 1/2025, TP.HCM chỉ ghi nhận 800 căn hộ mở bán mới, giảm tới 70% so với quý trước. Trong đó, nhà ở hạng C (dưới 50 triệu/m2) chỉ chiếm 13%, chủ yếu tập trung tại một dự án ở quận Bình Tân. Hà Nội cũng không khá hơn, nguồn cung mới giảm 39%, trong khi tỷ lệ tiêu thụ lao dốc 41%.
Bà Giang Huỳnh, Giám đốc bộ phận Nghiên cứu và S22M của Savills Việt Nam nhận định: “Nếu không gỡ được vướng trong xác định chi phí đất và duyệt quy hoạch, nguồn cung sẽ còn ‘tắc nghẽn’ dài lâu”.
Nhà ở là hạ tầng quốc gia
Thế giới đang thay đổi cách tiếp cận: thay vì xem nhà ở là “chuyện riêng” của người dân hay doanh nghiệp, nhiều nước bắt đầu định vị nhà ở như một phần của hệ thống hạ tầng quốc gia, đứng ngang hàng với đường sá, điện, nước.
Singapore là ví dụ điển hình. Hơn 80% dân số sống trong các căn hộ HDB do Nhà nước phát triển, quy hoạch đồng bộ, kết nối giao thông và đầy đủ tiện ích. Mỗi năm từ 2025–2027, Singapore sẽ xây mới 50.000 căn hộ.
Ngược lại, các thành phố như New York, London dù đặt mục tiêu lớn, lại chỉ hoàn thành một nửa do vướng chi phí cao, pháp lý rối rắm và thiếu vốn dài hạn. Paris đang thử nghiệm đánh thuế nhà bỏ trống và tái sử dụng công trình cũ như một cách đưa cung trở lại thị trường.
Tại Việt Nam, tín hiệu tích cực bắt đầu xuất hiện. Đầu năm 2025, TP. Thủ Đức được phê duyệt quy hoạch theo mô hình TOD (Transit-Oriented Development) – phát triển nhà ở mật độ cao quanh trục giao thông công cộng. Theo bà Giang Huỳnh, TOD là hướng đi đúng. Nhưng để thành công, cần đẩy nhanh tiến độ metro và có khung pháp lý rõ ràng để hút vốn đầu tư.
Bà Giang Huỳnh cho rằng, TP.HCM vẫn thiếu nguồn cung mới có pháp lý đầy đủ, trong khi Hà Nội đang có nhiều dự án sẵn sàng triển khai. Nhưng nhu cầu ở thực rất lớn, và sản phẩm phù hợp sẽ hấp thụ rất nhanh khi ra thị trường.
Vấn đề là các nhà đầu tư tổ chức – những người có khả năng rót vốn hàng chục năm vẫn đứng ngoài vì thiếu cơ chế bảo đảm dòng tiền dài hạn. Trong khi đó, đa số dự án nhà ở hiện nay chỉ xoay vòng vốn trong 5 năm, không hấp dẫn với quỹ đầu tư dài hạn.
Để thay đổi, nhà ở cần được định vị lại: không chỉ là nơi ở, mà là nền tảng cho phát triển bền vững và bao trùm, như một "tuyến đường sắt tốc độ cao" kết nối an cư với tăng trưởng.
Thị trường nhà ở không thể chỉ trông vào chu kỳ ngắn hạn. Giải pháp lâu dài cần bắt đầu từ một tư duy phát triển dài hạn, trong đó nhà ở được công nhận là hạ tầng thiết yếu, được đầu tư, quy hoạch và quản lý như những “mạch máu” của đô thị.
-
TPHCM: Đặt mục tiêu hoàn thành các dự án nhà ở xã hội đã đăng ký trong năm 2025
Thông tin này được nhấn mạnh trong công văn do UBND TPHCM ban hành gởi Sở Tài chính và Sở Xây dựng TPHCM về việc triển khai Công điện số 19/CĐ-BXD ngày 22/5/2025 của Bộ Xây dựng về đôn đốc triển khai thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.
-
Vì sao nhà ở xã hội vẫn “ế” dù nhu cầu bùng nổ?
Dù nhu cầu về nhà ở xã hội đang lớn hơn bao giờ hết, nhưng thực tế sau nhiều năm, cả nước mới chỉ hoàn thành được chưa đến 90.000 căn, và chỉ khoảng 1/3 trong số đó đã đưa vào sử dụng.
-
Hà Nội đề xuất thí điểm 155 khu đất phát triển nhà ở thương mại
UBND TP Hà Nội vừa trình danh sách đợt 2 gồm 155 khu đất với tổng diện tích hơn 700ha, đề xuất thí điểm phát triển nhà ở thương mại theo cơ chế thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất, được quy định tại Nghị quyết 171 của Quốc hội.








-
Hà Nội chốt lịch xây 4 cây cầu lớn vượt sông Hồng
Hà Nội đang tăng tốc hoàn thiện bản đồ hạ tầng khi 4 cây cầu trọng điểm – Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi, Vân Phúc và Thượng Cát sẽ lần lượt khởi công từ tháng 8 đến tháng 10 tới. Đây là loạt công trình có vai trò chiến lược trong việc kết nối đa trung tâm,...
-
Hải Phòng duyệt đầu tư khu đô thị hơn 2.680 tỷ đồng
UBND TP. Hải Phòng vừa chính thức chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị Đông Sơn – Hòa Bình với tổng vốn hơn 2.687 tỷ đồng.
-
Ninh Bình mới chuẩn bị hình thành đại đô thị phía Nam rộng hơn 1.300ha, tích hợp vùng sinh thái nông nghiệp
Nam Định (cũ), nay là tỉnh Ninh Bình đang chuẩn bị “thay da đổi thịt” mạnh mẽ với việc phê duyệt quy hoạch Phân khu V – Điều chỉnh quy hoạch phân khu phường Cửa Nam, xã Nam Vân, xã Nam Phong, nay là phường Nam Định, phường Hồng Quang, phường Vị Kh...