Ảnh minh hoạ
Giá nhà sẽ tiếp tục tăng
Nhiều nhà đầu tư đang kỳ vọng khi nền kinh tế được mở cửa trở lại, đồng thời được kích thích bởi các gói hỗ trợ kinh tế mới của Chính phủ, thị trường bất động sản sẽ có nhiều cơ hội để phục hồi và tăng giá.
Thực tế cho thấy thị trường thời gian qua liên tục chứng kiến các chu kỳ tăng giá nhà đất. Đáng chú ý, ngay cả trong giai đoạn chịu ảnh hưởng nặng nề, giá nhà vẫn không có xu hướng giảm, thậm chí tăng nhanh.
PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, đánh giá thị trường đang cho thấy dấu hiệu bắt đầu bừng sáng. Điều này được căn cứ dựa trên lịch sử của thị trường và những điều kiện trong bối cảnh hiện tại.
“Những nhà đầu tư bất động sản lâu năm có lẽ đã tổng kết được quy luật của thị trường, lúc lên lúc xuống. Thực tế đã cho thấy trước những cú sốc về mặt kinh tế, chính sách, thị trường bất động sản phản ứng nhaỵ nhất, có những giai đoạn rất ảm đạm nhưng sau đó sẽ bùng lên rất mạnh”, ông Thiên nhận định.
So sánh với thị trường bất động sản hiện tại và những giai đoạn trước đây, TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam, cho biết điểm lại những giai đoạn trước và so sánh với tác động của đại dịch Covid-19 hiện nay sẽ thấy hoàn toàn khác.
Cụ thể, giai đoạn 1997-1998 với cuộc khủng hoảng xảy ra ở Đông Nam Á, thị trường bất động sản rớt giá khoảng 30-40%. Tiếp đó, cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ Mỹ giai đoạn 2008-2009 đã dẫn đến tình trạng lạm phát phi mã, lãi suất tăng từ 12% lên quá 20% giai đoạn 2011-2012.
Tuy nhiên, trong 2 năm vừa qua, cuối 2019 đến 2020, trước tác động của dịch Covid-19, thị trường bất động sản chứng kiến câu chuyện hoàn toàn khác. Bất động sản không bị rớt giá, thậm chí tăng mạnh. Nguyên nhân là trong 5 năm vừa qua thị trường bất động sản nói chung có những khó khăn, do đó nguồn cung rất ít.
Quỹ đất không có, nhất là tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng khiến biên độ giá không giảm.
Theo ông Khương, hiện tại, bất động sản nhà ở luôn là điểm nóng của thị trường. Người mua có nhu cầu ở thật chứ không phải thị trường ảo.
“Trong vòng 1-2 năm tới, với cách mà chúng ta đang xử lý vấn đề pháp lý cho các dự án thì nguồn cung cho bất động sản vẫn hạn chế. Dó đó, giá cả sẽ tiếp tục tăng, tạo ra sự khác biệt đối với những thời kỳ khủng hoảng và khó khăn trước đây. Hiện tại, thị trường đã ấm lên và kỳ vọng trong thời gian sắp tới sẽ bừng sáng”, ông Khương nhận định.
Nên đầu tư càng sớm càng tốt
Hiện giá cả hàng hoá tại nhiều nơi trên thế giới có xu hướng gia tăng, lạm phát cao. Nếu như vậy, áp lực tăng giá bất động sản cũng sẽ rất lớn.
Liên quan đến vấn đề này, ông Thiên cho biết hiện nay Chương trình phục hồi kinh tế của Chính phủ chưa được công bố và đang được thảo luận ráo riết. Bởi hiện tại kinh tế chúng ta chưa mạnh, nếu quá đà bơm tiền để cứu nền kinh tế có thể gây bất ổn định, hậu quả có thể lớn hơn nên phải cân đi nhắc lại.
Theo đề xuất của một số chuyên gia thì giá trị gói hỗ trợ rơi vào khoảng 500.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, đa số ý kiến đề nghị bằng 10% GDP cho 2 năm 2022 và 2023 để bảo đảm nền kinh tế vực dậy vững vàng.
Ông Thiên cho rằng, thời gian qua thu ngân sách giảm không đáng kể nhưng chi ngân sách cho cứu trợ khủng hoảng không nhiều.
“Tôi cho rằng nên thay đổi tư duy, không lo bảo vệ an toàn ngân sách mà phải bảo vệ củng cố các cơ sở tăng trưởng. Việt Nam muốn đứng dậy phải mạnh dạn chi một gói cứu trợ lớn. Trong gói này phải có giải cứu y tế, bảo đảm an toàn cho nền y tế, bảo đảm đời sống an sinh xã hội nhất là số đông yếu thế. Phần liên quan đến hỗ trợ phát triển doanh nghiệp sẽ chiếm tỉ trọng lớn”, ông Thiên nêu quan điểm.
Chuyên gia này cũng nhấn mạnh rằng không thể vì lo lạm phát mà không cứu doanh nghiệp, điều này rất nguy hiểm.
“Theo dự báo của tôi, khả năng lạm phát gây ra những bất ổn trong thời gian tới là không dễ. Tôi cho rằng, nếu lượng tiền được bơm ra, tác động đến thị trường bất động sản cũng sẽ rất mạnh. Tuy nhiên, thị trường còn phụ thuộc vào việc tháo gỡ các nút thắt về thủ tục pháp lý", ông Thiên nhận định.
Ông Khương cho rằng khi lạm phát xảy ra, các nhà đầu tư trên thế giới sẽ chuyển dòng tiền vào vàng, dầu và bất động sản. Giả sử, nếu bây giờ mua một căn nhà với giá 1 tỉ đồng, khi lạm phát xảy ra, giá sẽ tăng lên 1,2-1,5 tỉ đồng.
Chuyên gia của Savills khuyến nghị, nếu nhà đầu tư không sử dụng đòn bẩy tài chính thì việc xuống tiền ngay từ bây giờ là hợp lý.
Tuy nhiên, nếu có 1 tỉ mà đi vay hết 700 triệu thì khi lạm phát xảy ra, lãi suất sẽ rất cao và khả năng chi trả của người mua sẽ bị hạn chế.
"Các nhà đầu tư không nên quá lo lắng về lạm phát, thay vào đó đầu tư càng sớm càng tốt để giữ được đồng tiền không bị mất giá", ông Khương nói.
-
Kỳ vọng lượng giao dịch bất động sản năm 2022 sẽ phục hồi ấn tượng
Công ty Chứng khoán VnDirect vừa phát hành báo cáo đánh giá triển vọng ngành bất động sản với chủ đề “Bất động sản: Sẵn sàng phục hồi mạnh mẽ” với kỳ vọng lượng giao dịch năm 2022 sẽ phục hồi ấn tượng nhờ nguồn cung mới tăng, nhu cầu nhà ở được thúc đẩy mạnh mẽ cùng tỷ lệ hấp thụ cao.
-
eMagazine: Sun Group tìm hướng đi mới trong tâm dịch
Tìm hướng đi mới, xoay chuyển tình thế từ bị động sang chủ động gắn với tinh thần “3T” là cách mà Sun Group lựa chọn để đối mặt và vượt qua những thách thức mà đại dịch Covid-19 đặt ra. Trong một buổi trò chuyện cuối năm, bà Nguyễn Ngọc Thuý Linh, Tổ...
-
Đại dịch khiến nhu cầu mua ngôi nhà thứ hai lên cao kỷ lục
Đại dịch làm khối lượng tài sản của người giàu tăng lên nhanh chóng. Theo báo cáo, số cá nhân sở hữu tài sản trị giá trên 30 triệu USD đã tăng gần 10% vào năm ngoài. Điều này kéo theo nhu cầu cao kỷ lục đối với các bất động sản cao cấp hoặc những ngô...
-
Lợi nhuận homestay đâu chỉ đong đếm bằng tiền
Từ dạo bước chân vào làm homestay dù quy mô nhỏ xíu, mọi người vẫn mặc định tôi đang kinh doanh và thường hỏi về lợi nhuận. Đã là lợi nhuận thì nhất định câu trả lời phải bằng những con số, mọi câu trả lời khác được đánh giá thuộc dạng né tránh hoặc ...