Trong số các thị trường được ULI khảo sát, Singapore đứng đầu trong phân khúc logistics, với tỷ suất vốn hóa ước tính cao nhất là 6,4% trong năm nay. Con số này dự kiến sẽ giảm nhẹ xuống còn 6,3% vào năm 2024.
Trong khi đó, Hong Kong dự kiến sẽ có tỷ lệ suất hóa ước tính là 3,55% trong năm nay, giảm xuống còn 3,4% vào năm 2024. Thượng Hải là thị trường duy nhất trong số 6 thị trường được khảo sát dự kiến sẽ có sự gia tăng, từ 5% vào năm 2022 lên 5,1% vào năm 2024.
Tỷ lệ này ở Tokyo, Seoul và Sydney lần lượt là 3,20%; 3,8% và 3,4%, dự kiến sẽ vẫn được giữ ở mức ổn định trong khoảng thời gian từ năm 2022 đến năm 2024.
Báo cáo về thị trường bất động sản nửa đầu năm 2022 của ULI đi sâu vào dự báo cho các điểm dữ liệu kinh tế và bất động sản chính ở những thị trường lớn trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương gồm Hong Kong, Singapore, Thượng Hải, Tokyo, Seoul và Sydney, cũng như các chỉ số bổ sung cho Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc.
Phát hiện của ULI dựa trên một cuộc khảo sát dự báo từ các nhà kinh tế và nhà phân tích tại 10 tổ chức bất động sản hàng đầu khu vực.
Về phân khúc văn phòng cho thuê, Tokyo dự kiến sẽ chứng kiến tỷ suất vốn hóa 2,6% trong năm nay, mức thấp nhất trong khu vực. Tỷ lệ này có thể sẽ giảm xuống chỉ còn 2,3% vào năm 2024, phản ánh nhu cầu tiếp tục tăng mạnh đối với tài sản văn phòng trong nước.
Ngược lại, các lĩnh vực văn phòng của Thượng Hải và Sydney dự kiến sẽ chứng kiến tỷ suất vốn hóa lần lượt là 4,53% và 4,4% trong năm nay. Tỷ lệ này có thể sẽ đạt đỉnh 4,6% và 4,5% trong 2 năm sau đó. Trong khi đó, tỷ suất vốn hóa văn phòng của Singapore dự kiến sẽ duy trì ổn định từ năm 2022 đến năm 2024, ở mức 3,2%.
Ngoài ra, các phân khúc bán lẻ của Seoul và Sydney dự kiến sẽ cải thiện đôi chút trong giai đoạn 2022 - 2024 với tỷ suất vốn hóa ngành bán lẻ lần lượt giảm từ 4,3% xuống 4,2% tại Seoul và 4,38% xuống 4,33% tại Sydney vào năm 2024.
Bị ảnh hưởng bởi các lệnh phong tỏa và giãn cách xã hội trong suốt hai năm qua, tỷ suất vốn hóa với phân khúc bán lẻ của Thượng Hải dự kiến sẽ đạt đỉnh vào năm 2023 là 4,88%, cao nhất trong 5 năm.
David Faulkner, chủ tịch ULI chi nhánh châu Á - Thái Bình Dương cho biết: “Chúng tôi tin rằng châu Á - Thái Bình Dương sẽ tiếp tục đi lên từ năm nay đến năm 2024, hướng tới sự phục hồi bền vững sau đại dịch. Mặc dù vậy, các xu hướng phù hợp trong ngắn hạn vẫn còn, do tỷ lệ lạm phát ở các nền kinh tế lớn nhất trong khu vực được dự báo sẽ tăng nhanh.
Trong bối cảnh đó, chúng tôi kỳ vọng lĩnh vực bất động sản sẽ duy trì khả năng phục hồi trong vài năm tới, với tỷ suất vốn hóa phần lớn được giữ ổn định trên các phân khúc văn phòng, logistics và bán lẻ”.
Trong số các quốc gia được khảo sát, ULI kỳ vọng Úc sẽ dẫn đầu nhóm có nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhất. Nhật Bản cũng được kỳ vọng sẽ có “triển vọng kinh tế lạc quan” vào năm 2022, với tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với Hong Kong, Trung Quốc, Singapore và Hàn Quốc.
-
Lạm phát đang “ăn mòn” giá trị bất động sản tại Mỹ và châu Âu
Theo Hines, một trong những nhà đầu tư bất động sản lớn nhất thế giới, thị trường bất động sản Mỹ và châu Âu đang trải qua một đợt giảm giá do người mua không còn mặn mà trong bối cảnh lạm phát cao.
-
Ngành bất động sản đang trải qua một thời kỳ chuyển đổi nhanh chóng, được thúc đẩy bởi đại dịch Covid-19, sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng và đặc biệt là công nghệ.
-
Giới tỷ phú bất động sản Trung Quốc “hết thời”
Các tỷ phú bất động sản Trung Quốc từng có thời kỳ hoàng kim khi lĩnh vực này phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, dường như thời kỳ tươi sáng của những ông trùm này đã ở lại quá khứ.
-
Nửa cuối năm 2024 là cơ hội để thu mua bất động sản
Theo khảo sát của CBRE, đầu tư bất động sản thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC) có thể phục hồi vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, tạo cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.
-
Nhà đầu tư châu Á tăng cường vốn vào bất động sản trong trung hạn
Bất động sản, một danh mục phụ lớn thuộc tài sản tư nhân, đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư châu Á, với 64% kỳ vọng sẽ tăng lượng nắm giữ trong trung hạn.
-
Sóng đầu tư Trung Quốc thoái trào, để lại 500 “tòa nhà ma” ở Campuchia
Các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc rút đi đã khiến Sihanoukville, điểm nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng của Campuchia, phải đối mặt với hàng trăm dự án còn dang dở.