Trong nhiều năm qua, Hồng Kông đã nổi tiếng với giá bất động sản cao ngất ngưởng. Năm 2020, thành phố này được vinh danh là thị trường nhà ở đắt nhất thế giới trong năm thứ 10 liên tiếp.
Nhưng năm 2021 có thể là một bước ngoặt lớn đối với thị trường bất động sản Hồng Kông. Người dân nơi đây đã đổ xô đến Anh kể từ khi Trung Quốc thông qua luật an ninh quốc gia mới gây tranh cãi vào mùa hè năm ngoái. Vào tháng Giêng, một chương trình thị thực mới của Anh đã giúp người Hồng Kông chuyển đến quốc gia này dễ dàng hơn. Chính phủ Anh cho biết họ dự kiến sẽ có hơn 300.000 người Hồng Kông chuyển đến Anh trong 5 năm tới dưới chương trình này.
Theo nguồn tin từ tờ South China Morning Post, giá thuê cao ngất ngưởng của Hồng Kông có thể giảm 10% và tỷ lệ trống có thể đạt mức cao nhất trong 18 năm, gây ra một sự rung chuyển lớn cho thị trường bất động sản nơi đây.
Cuộc di cư khỏi một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới
Chi phí sinh hoạt cao và sự bất bình đẳng về nhà ở của Hồng Kông đã được ghi nhận rõ ràng. Trong khi những người giàu có bỏ hàng trăm triệu đô la vào các dinh thự và xây dựng các biệt thự "giống cung điện Versailles", thì nhiều người dân chỉ có thể đủ tiền để sống trong những "ngôi nhà quan tài" nhỏ bé.
Ngay cả đại dịch COVID-19 và giai đoạn bất ổn xã hội cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến giá cả nhà ở Hồng Kông vào năm 2020. Giá thuê nhà vẫn ở mức cao trong năm ngoái và chỉ giảm 4% trong khoảng thời gian từ tháng 5 năm 2019 đến tháng 10 năm 2020, theo Reuters.
Nhưng năm 2021 có thể là một câu chuyện khác. Sau khi Trung Quốc thông qua luật an ninh quốc gia vào năm ngoái, đe dọa phạt tù chung thân đối với những người biểu tình ủng hộ dân chủ, thì số lượng người Hồng Kông đã xin hộ chiếu tại Anh - được gọi là BN (O) - đã đạt mức kỷ lục. Hộ chiếu này cho phép họ sinh sống Anh nhưng không cấp quyền làm việc.
Chính phủ Anh cho biết đã cấp khoảng 200.000 hộ chiếu này cho người Hồng Kông trong 10 tháng đầu năm với tốc độ khoảng 5 hộ chiếu mỗi phút.
Vào tháng 1, chính phủ Anh đã giúp người Hồng Kông có thể sống và làm việc tại đây dễ dàng hơn, sau khi đưa ra một chương trình thị thực mới cho những người có hộ chiếu BN (O) được sống và làm việc ở Anh, đồng thời nộp đơn xin nhập quốc tịch sau sáu năm cư trú. Họ có thể nộp đơn xin thị thực trực tuyến ngay tại Hồng Kông.
Tổng cộng, khoảng ba triệu cư dân Hồng Kông đủ điều kiện đăng ký BN (O) và chuyển đến Anh, theo một nghiên cứu của chính phủ Anh.
Trung Quốc đã lên án động thái gần đây của chính phủ Anh và cho biết họ sẽ không công nhận BN (O) là giấy thông hành hợp lệ.
Yếu tố thúc đẩy giá bất động sản tại Anh
Các đại lý bất động sản tại Anh cho biết, làn sóng người Hồng Kông đến Anh trong năm qua đã khiến nhu cầu bất động sản cao cấp ở London tăng vọt.
Vào năm 2020, những ngôi nhà ở London được bán với giá từ 10 triệu bảng Anh (khoảng 14 triệu USD) trở lên bị “thống trị” bởi những người mua từ Hồng Kông và Trung Quốc, theo đại lý bất động sản cao cấp Beauchamp Estates cho biết trong một báo cáo tháng 1.
Trong khi đó, Bloomberg dự báo Hồng Kông có thể có 66.683 ngôi nhà bị bỏ trống trong năm 2021, tăng từ 52.370 ngôi nhà vào năm ngoái.
“Đây là đợt bùng nổ di cư lớn nhất trong lịch sử Hồng Kông”, Andrew Lo, một nhà tư vấn di cư Hồng Kông cho biết. “Mọi người từ các tầng lớp khác nhau trong xã hội, từ 18 đến 80 tuổi, đều nói về vấn đề di cư”.
-
CafeLand - Là một nhà đầu tư bất động sản, điều quan trọng là bạn phải cập nhật các xu hướng hiện tại và dự đoán cho các xu hướng trong tương lai nếu muốn duy trì sự thành công.
-
Công ty bất động sản Anh loại bỏ mảng bán lẻ sau khi đại dịch Covid-19 gây ra thiệt hại 1 tỷ Bảng
CafeLand - Công ty bất động sản British Land đang có kế hoạch bán một số bất động sản bán lẻ hoặc chuyển chúng thành nhà kho và trung tâm giao hàng.
-
Chuyên gia bất động sản Anh: "Nên bán nhà ngay bây giờ"
CafeLand - Các chuyên gia bất động sản tại Anh mới đây đã đưa ra cảnh báo rằng giá nhà có thể giảm khi xuất hiện những dấu hiệu cho sự suy thoái mà đại dịch Covid-19 có thể gây ra.
-
Bất động sản Anh vào tầm ngắm của dân Hong Kong
CafeLand - Các chuyên gia tư vấn nhập cư cho biết, nhiều người dân Hong Kong đang quan tâm tới bất động sản Anh, sau khi chính phủ nước này tuyên bố sẽ cấp quyền công dân cho 3 triệu người Hong Kong có hộ chiếu hải ngoại của Anh (hộ chiếu BNO).
-
Kết thúc kỷ nguyên vàng về đầu tư nhà đất tại Hồng Kông
Việc chính phủ kiểm soát chặt chẽ thị trường nhà ở đắt đỏ nhất thế giới này và thúc đẩy xây dựng thêm nguồn cung mới đã khiến lợi nhuận của các nhà phát triển đi xuống.
-
Sở hữu nhà riêng là giấc mơ xa vời với nhiều người trẻ ở Hồng Kông
CafeLand - Theo cuộc khảo sát Khả năng chi trả Nhà ở Quốc tế của Demographia thực hiện cho năm 2021, Hồng Kông vẫn là thị trường nhà ở có giá đắt nhất thế giới trong năm thứ 11 liên tiếp. Điều này gây áp lực lên quyền sở hữu nhà ở của giới trẻ tại th...
-
Nhà ở Hong Kong đắt nhất thế giới 11 năm liên tiếp
Hong Kong tiếp tục đứng đầu danh sách những thị trường nhà ở đắt nhất thế giới, bất chấp dịch bệnh và tình trạng bất bình đẳng giàu nghèo gia tăng.