Trong nhiều năm làm Kiến trúc sư, thiết kế cho nhiều căn nhà chị Nguyễn Ngọc Tú (36 tuổi, Gia Lai) đã thu được không ít kinh nghiệm trong quá trình lựa chọn căn nhà khi mua, cũng như cách chọn nguyên vật liệu khi xây dựng, cải tạo nhà ở.

Toàn bộ không gian bên trong căn nhà sau khi cải tạo.

Trước đây chị Tú từng ở căn hộ chung cư, sau đó để thuận tiện cho việc di chuyển, chị chuyển sang ở nhà phố. Tuy diện tích không quá lớn nhưng dễ dàng sang nhượng nhanh chóng.

Đúc kết từ bản thân cũng như qua quá trình tiếp xúc với nhiều khách làm nhà phố và mua nhà phố, chị Tú cho hay trong quá trình mua nhà, việc quan trọng nhất chọn mua được một căn nhà hiện trạng còn tốt, dân cư văn minh.

“Nếu là mua nhà để bán, quan trọng nhất là yếu tố thẩm mỹ. Có thể mua nhà trong hẻm rồi cải tạo lại và bán sẽ được giá tốt hơn. Nội thất đẹp cũng sẽ là lợi thế giúp người mua bỏ qua mọi yếu điểm khác của ngôi nhà.

Đối với mua nhà để ở, quan trọng nhất là diện tích đất. Bởi dù nhà có xuống cấp, nhưng diện tích đất sẽ quyết định đến việc định giá căn nhà sau này” - chị Tú chia sẻ.

Tận dụng sân thượng làm không gian tiệc cho gia đình vào cuối tuần.

Được biết, chị Tú vừa hoàn thành cải tạo lại căn nhà chỉ 185 triệu đồng. Căn nhà nằm tại quận 12, với hiện trạng ban đầu chỉ là căn nhà cũ trống với diện tích 130m2, 1 trệt 2 lầu. Chị đã sửa sang lại gồm Nhà gồm 1 phòng khách, 1 phòng bếp, 2 phòng ngủ và tầng trên cùng là phòng xông hơi và thư giãn. Ngoài ra, ở trên còn tận dụng sân thượng làm để tổ chức tiệc cuối tuần.

Chị Tú cho biết, căn nhà có điểm yếu là bề ngang khá hẹp chỉ vỏn vẹn 3,4m vì vậy thiết kế cần phải đáp ứng công năng, nhưng vẫn rộng rãi, thông thoáng.

Với ngân sách đầu tư không quá nhiều, kiến trúc sư Gia Lai hạn chế tối đa việc đập tường nếu không cần thiết. Ngoài ra khi khảo sát chị không bố trí giếng trời để tránh lãng phí không gian, thay vào đó tận dụng hiên phía sau để lưu thông không khí và thoát mùi cho căn bếp.

Để tránh việc kinh phí vượt dự trù, 8X khuyên mọi người khi xây nhà nên để ý đến vật liệu, đặc biệt là gỗ. Có thể sử dụng gỗ melamine, tuy nhiên đối với khu vực bếp, cần lưu ý các nơi có tiếp xúc với nước để dùng ván chống ẩm. Tủ bếp có thể dùng hai loại gỗ chống thấm tại mặt tủ bếp trên và gỗ thường tại chủ bếp dưới và hộc, kệ phía trong để tiết kiệm chi phí một cách thông minh, khoa học.

Khu vệ sinh kết hợp phòng xông hơi, spa thư giãn.

Kinh nghiệm làm nhà ống

Trong nhiều năm làm Kiến trúc sư, thiết kế cho nhiều căn nhà chị Tú chia sẻ một số kinh nghiệm khi làm nhà ống như sau:

Thứ nhất: Không nhất thiết phải làm giếng trời. Một sai lầm mà chúng ta thường mắc phải vì lo lắng nhà thiếu sáng nên làm giếng trời ở vị trí trung tâm ngôi nhà, nếu nhà không quá dài, không bị tối, không có các phòng bị kẹp giữa thì không cần thiết phải bố trí giếng trời ở giữa.

Thứ hai: Tận dụng không gian dưới cầu thang, nên làm tủ lưu trữ đồ hoặc làm kệ sách trang trí. Đây là không gian phụ chúng ta thường bỏ qua, nếu không tận dụng, lâu dài dẫn đến mạng nhện, bụi bẩn và trẻ nhỏ chạy qua lại dễ bị đụng đầu.

Thứ ba: Đừng tiếc diện tích cho ban công, không ít gia đình hy sinh khoảng không gian ban công vì nghĩ sẽ không sử dụng, lo trộm cắp hay vì diện tích sàn nhỏ muốn có nhiều không gian sinh hoạt hơn. Tuy nhiên nhà có ban công giúp lấy nhiều ánh sáng hơn, thoáng hơn, tốt cho sức khoẻ hơn.

Dưới đây là hình ảnh về căn nhà sau khi hoàn thiện để bạn đọc tham khảo:

Bảo Minh (NVCC)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.