Đại dịch Covid-19 bùng phát đã gây ảnh hưởng tới ngành du lịch Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung. Tuy nhiên, ngay cả khi đại dịch đã được kiểm soát, khách du lịch Trung Quốc cũng không còn hào hứng ra nước ngoài như trước, một phần liên quan tới cuộc khủng hoảng bất động sản tại thị trường tỷ dân.
Bất động sản, vấn đề nghiêm trọng của nền kinh tế Trung Quốc
Cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc đang ngày càng xấu đi. Công ty địa ốc tư nhân lớn nhất Trung Quốc Country Garden đã thua lỗ 7,1 tỷ USD trong nửa đầu năm, khiến các nhà đầu tư lo lắng về nguy cơ vỡ nợ.
Một nhà phát triển bất động sản lớn khác, Tập đoàn China Evergrande, đã báo lỗ 4,5 tỷ USD trong cùng kỳ và nộp đơn xin bảo hộ phá sản ở Mỹ vào tháng trước. Công ty đã thu hút được sự chú ý trên toàn cầu vào năm 2021 sau khi vỡ nợ với khoản nợ 300 tỷ USD.
Một trong những lý do khiến ngành bất động sản Trung Quốc lao dốc là do chính quyền các tỉnh/thành phố địa phương phụ thuộc nhiều vào nguồn thu từ việc bán đất, cũng như thuế và phí phát triển bất động sản. Ngoài ra, 70% tài sản hộ gia đình tại Trung Quốc được đổ vào bất động sản.
Nhiều nhà phát triển địa phương lạm dụng đòn bẩy tài chính để vay tiền tài trợ cho các dự án. Khi chính phủ bắt đầu siết chặt quy định với ngành bất động sản để ngăn tình trạng đầu cơ và kiểm soát giá, thị trường đã hạ nhiệt. Vào tháng 7/2023, tổng doanh số bán nhà tại 100 công ty bất động sản lớn nhất Trung Quốc đã giảm 33% so với cùng kỳ năm trước. Giá nhà mới cũng sụt giảm theo.
Điều này đã gây ra hàng loạt tác động lên nền kinh tế Trung Quốc. Điều có thể nhìn rõ nhất, trong bối cảnh nhu cầu về vật liệu xây dựng và lao động giảm, việc tuyển dụng đã hạ nhiệt và người tiêu dùng đang thắt lưng buộc bụng. Chính quyền địa phương cũng đang vật lộn để duy trì hoạt động với nguồn thu ít hơn, trong đó một số tỉnh buộc phải cắt giảm lương và phúc lợi của chính phủ.
Tại sao người dân Trung Quốc không còn hứng thú với việc đi du lịch?
Bối cảnh hiện tại đã khiến nhiều người dân Trung Quốc gặp khó khăn, nhất là khi giá nhà đất liên tục giảm. Điều này tác động trực tiếp tới thói quen chi tiêu khi người tiêu dùng ngày càng có xu hướng tiết kiệm, qua đó khiến những thách thức mà nền kinh tế Trung Quốc phải đối mặt ngày càng trầm trọng thêm.
Những gì đang xảy ra ở Trung Quốc không chỉ gây ra tác động với đất nước tỷ dân này mà còn tác động tới toàn cầu. Ngành du lịch toàn cầu đã chịu ảnh hưởng nặng nề khi khách du lịch Trung Quốc cắt giảm chi tiêu, hạn chế đi lại.
Tính đến tháng 4/2023, tổng lượng khách du lịch Trung Quốc đến Nhật Bản đã giảm khoảng 85% kể từ năm 2019, mặc dù tổng số lượt du lịch tới Nhật Bản đã tăng trở lại 70% so với mức trước đại dịch. Lượng khách du lịch Trung Quốc đến các điểm đến nổi tiếng ở châu Âu như Pháp, Thụy Sĩ, Hy Lạp và Tây Ban Nha cũng giảm mạnh.
Nhìn chung, chi tiêu du lịch ra nước ngoài của khách du lịch Trung Quốc được dự báo sẽ giảm gần 70% trong năm nay so với mức đỉnh trước đại dịch Covid-19.
Thực tế, ngành du lịch ở Trung Quốc đang phục hồi ở một mức độ nào đó, nhưng nằm trong phạm vi nội địa. The China Tourism Academy dự đoán du lịch nội địa Trung Quốc sẽ đạt 90% so với mức trước đại dịch vào năm 2023.
Tuy nhiên, chỉ điều đó thôi sẽ không bù đắp được tác động của việc giảm niềm tin của người tiêu dùng. Một phần nguyên nhân là do số tiền du khách sẵn sàng chi tiêu đã giảm xuống.
Đối mặt với những khó khăn này, hàng loạt công ty du lịch Trung Quốc đã đóng cửa trong những năm gần đây. Tính riêng 4 tháng đầu năm 2022, đã có khoảng 8.500 đại lý và doanh nghiệp du lịch tại Trung Quốc đã tuyên bố phá sản.
Ngành du lịch toàn cầu đã phải đối mặt với một vài năm đầy thách thức. Với việc người tiêu dùng Trung Quốc đang cảm thấy suy sụp về nền kinh tế và lựa chọn những kỳ nghỉ giá rẻ, quá trình phục hồi của ngành sẽ còn gặp nhiều khó khăn.
-
Khủng hoảng bất động sản có thể ngăn đà tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong cả năm 2024
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) mới đây đã đưa ra cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc có thể gây cản trở đà tăng trưởng kinh tế của nước này trong năm 2024.
-
Các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ra lượng cổ phiếu có giá trị 23 tỷ nhân dân tệ (3,15 tỷ USD) trong tháng này sau khi đã bán ra kỷ lục trong tháng 8, bất chấp có những dấu hiệu về sự cải thiện của nền kinh tế hàng đầu châu Á.
-
Cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc dường như cũng vô tình tạo ra một số điểm tích cực, bao gồm việc bảo vệ môi trường thông qua hình thức giảm thiểu lượng khí thải từ ngành xi măng.
-
Nhà đầu tư huyền thoại Ray Dalio: Trung Quốc cần tái cơ cấu nợ xấu, tạo ra nhiều tiền hơn để tránh khủng hoảng nợ
Nhà sáng lập Bridgewater Associates Ray Dalio cho biết tại một hội nghị vào thứ Sáu 18/10 rằng, Trung Quốc phải áp dụng điều mà ông gọi là "giảm đòn bẩy đẹp đẽ" (beautiful deleveraging), ngoài các biện pháp kích thích mới nhất của mình để tránh khủng...
-
Giá nhà Trung Quốc vẫn giảm bất chấp hàng loạt nỗ lực kích cầu
Giá nhà tại Trung Quốc trong tháng 9 giảm gần như cùng tốc độ với tháng trước, bất chấp những nỗ lực ổn định ngành bất động sản của nước này.
-
Trung Quốc tăng ngân sách chương trình hỗ trợ các dự án bất động sản lên 562 tỷ USD
Trung Quốc cho biết họ sẽ mở rộng chương trình hỗ trợ các dự án bất động sản "danh sách trắng" lên 4 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 562 tỷ đô la) từ khoảng 2,23 nghìn tỷ nhân dân tệ đã triển khai, bổ sung thêm để ngăn chặn sự suy giảm của lĩnh vực...