Ông Adam Bury, Giám đốc bộ phận tư vấn và đầu tư khách sạn của Công ty JLL, cho biết hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng buộc các khách sạn phải tìm phương án huy động vốn ngắn hạn từ những đối tác có nguồn tài chính dồi dào. Điều này được kỳ vọng sẽ tạo ra những cơ hội mới.
Tại châu Á, hãng nghiên cứu thị trường này ghi nhận một số khách sạn vẫn có công suất phòng đạt được yêu cầu nhờ vào việc cung cấp cơ sở cách ly hoặc nơi lưu trú nhằm hỗ trợ các biện pháp chống dịch của chính phủ.
Bằng cách này, các khách sạn cố gắng duy trì hoạt động nhằm có thêm doanh thu bù vào chi phí để đạt được mức hòa vốn. Tuy nhiên, giải pháp này cũng rất khó để hoàn thành các nghĩa vụ tài chính đối với khoản vay.
Ngành khách sạn có tốc độ phản ứng rất nhanh với các cú sốc về nhu cầu và cũng là ngành sẽ có sự phục hồi đầu tiên. Vì vậy, các giải pháp tài chính ngắn hạn trên đang được áp dụng để thu hẹp sự chênh lệch dòng tiền cho đến khi nhu cầu về du lịch tăng trưởng trở lại.
Ông Bury cho rằng, tình trạng căng thẳng tài chính sẽ xuất hiện khi các kênh huy động vốn truyền thống thắt chặt những điều khoản cho vay. Nhiều chủ sở hữu phải tìm nguồn vốn mới để bình ổn hoạt động kinh doanh và giảm bớt tác động của suy thoái cho đến khi nhu cầu thị trường trở lại.
Các giải pháp tài chính ngắn hạn trên đang được áp dụng để thu hẹp sự chênh lệch dòng tiền cho đến khi nhu cầu về du lịch tăng trưởng trở lại.
Đại dịch đã ảnh hưởng đến toàn thị trường và tạo ra nhiều thách thức cho thị trường vốn lưu động. Trong khi các ngân hàng đang rất thận trọng với các khoản vay có rủi ro cao và hạn chế gia tăng tỷ lệ cho vay đối với các ngành bị nhiều biến động, các kênh cho vay không truyền thống đã sẵn sàng để hỗ trợ khách sạn trong việc tái cơ cấu hoặc ân hạn các khoản vay.
Hiện vẫn còn quá sớm để dự báo thời gian phục hồi của ngành khách sạn. Thời gian ân hạn quá ngắn sẽ chưa đủ để giúp nhiều chủ sở hữu xoay chuyển tình hình hiện tại và có thể cần thêm vốn để bù đắp vào những khoản thiếu hụt lâu dài.
Tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành thông tư, cho phép các ngân hàng tái cơ cấu lại khoản vay, ân hạn thời hạn trả nợ, miễn hoặc giảm các khoản lãi và phí của các khoản vay mà không bị phân loại thành nợ xấu.
Tuy nhiên với tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến và ảnh hưởng mạnh đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cộng với dòng tiền hạn chế, các ngân hàng sẽ siết chặt hơn các điều kiện cho vay.
Bà Trang Võ, Giám đốc bộ phận tư vấn và đầu tư khách sạn của JLL Việt Nam, cho biết hầu hết các doanh nghiệp bất động sản đang trong giai đoạn cầm cự vì gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng.
Ngoài việc cắt giảm chi phí một cách triệt để, các chủ sở hữu khách sạn đang hướng đến giải pháp trung hạn thông qua việc tìm kiếm vốn đầu tư bằng cách phát hành trái phiếu, hoặc tìm kiếm cơ hội vay từ các tổ chức tín dụng với điều kiện cho vay linh hoạt hơn hoặc dài hạn hơn thông qua việc hợp tác đầu tư với đối tác bằng hình thức chuyển đổi cổ phần.
JLL dự báo các giải pháp mua nợ sẽ cần thiết tại Đông Nam Á, bao gồm Thái Lan, Indonesia và Việt Nam, cũng như các điểm đến nghĩ dưỡng như Maldives. Các quốc gia này đã trải qua tình trạng thiếu thanh khoản trong lĩnh vực ngân hàng, lãi suất tương đối cao và phụ thuộc vào thị trường khách quốc tế với khả năng phục hồi chậm sau đại dịch.
“Chúng tôi kỳ vọng các khách sạn và bên mua nợ có thể tái cơ cấu lại các khoản nợ dù chỉ trong ngắn hạn. Trong trường hợp không thuận lợi, có khả năng các tài sản nợ xấu sẽ được tung ra thị trường vào nửa cuối năm 2020”, đại diện JLL dự báo.
Sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, nguồn cung mới sẽ hạn chế và các khách sạn sẽ phải tập trung vào việc cân đối tài chính. Điều này sẽ thúc đẩy ngành khách sạn phát triển mạnh mẽ, theo JLL.
-
Kịch bản nào cho thị trường khách sạn sau dịch Covid-19?
CafeLand - Đại dịch COVID-19 đã gây ra nhiều biến động lớn đối với nền kinh tế, ngành du lịch và thị trường khách sạn của Việt Nam. Trong bối cảnh đó, một số kịch bản đã được đặt ra cho thị trường khách sạn một khi dịch bệnh được kiểm soát.
-
eMagazine: Sun Group tìm hướng đi mới trong tâm dịch
Tìm hướng đi mới, xoay chuyển tình thế từ bị động sang chủ động gắn với tinh thần “3T” là cách mà Sun Group lựa chọn để đối mặt và vượt qua những thách thức mà đại dịch Covid-19 đặt ra. Trong một buổi trò chuyện cuối năm, bà Nguyễn Ngọc Thuý Linh, Tổ...
-
Đại dịch khiến nhu cầu mua ngôi nhà thứ hai lên cao kỷ lục
Đại dịch làm khối lượng tài sản của người giàu tăng lên nhanh chóng. Theo báo cáo, số cá nhân sở hữu tài sản trị giá trên 30 triệu USD đã tăng gần 10% vào năm ngoài. Điều này kéo theo nhu cầu cao kỷ lục đối với các bất động sản cao cấp hoặc những ngô...
-
Lợi nhuận homestay đâu chỉ đong đếm bằng tiền
Từ dạo bước chân vào làm homestay dù quy mô nhỏ xíu, mọi người vẫn mặc định tôi đang kinh doanh và thường hỏi về lợi nhuận. Đã là lợi nhuận thì nhất định câu trả lời phải bằng những con số, mọi câu trả lời khác được đánh giá thuộc dạng né tránh hoặc ...