Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Trần Sỹ Thanh phát biểu kết luận buổi làm việc.
Đại diện Ban quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, đơn vị được giao kế hoạch vốn năm 2025 hơn 2.212 tỷ đồng. Trong 5 tháng đầu năm 2025, tổng giải ngân các dự án đạt 21,5%.
Đối với dự án tuyến đường sắt đô thị đoạn Nhổn-ga Hà Nội, đoạn trên cao đã vận hành từ tháng 8/2025, bảo đảm an toàn; đoạn ngầm thi công đạt 48,72%, nhà thầu cam kết hoàn thành cả hai ống hầm trong tháng 12/2025.
Đối với dự án tuyến Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo, Ban quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội đã huy động lại tư vấn Nhật Bản từ tháng 2/2025 để hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh dự án, dự kiến trình thành phố phê duyệt trong tháng 7/2025.
Đối với tuyến số 5 Văn Cao-Ngọc Khánh-Láng-Hòa Lạc, giai đoạn chuẩn bị đầu tư gồm 10 gói thầu, hiện đã ký hợp đồng một gói thầu, chín gói thầu tư vấn còn lại đang được hoàn chỉnh các thủ tục để ký kết hợp đồng.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ghi nhận những kết quả đạt được thời gian qua. Về nhiệm vụ thời gian tới, lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố giao các đơn vị liên quan nghiên cứu quy hoạch tổng thể các tuyến theo mô hình TOD, bảo đảm các tuyến được triển khai đồng bộ. Quy hoạch sau khi hoàn thiện là căn cứ để lập dự án đầu tư và đấu thầu; phân định rõ các công việc thuộc vốn vay ODA, vốn nhà đầu tư, nhiệm vụ chuyển giao, khai thác và vận hành.
Đường sắt đô thị tại Hà Nội ngày càng thu hút người dân sử dụng.
Sở Xây dựng chủ trì, phân công rõ nhiệm vụ giữa Ban quản lý dự án và các cơ quan liên quan; tính toán kỹ lưỡng các phần việc, bao gồm cả việc tăng tỷ lệ tham gia dự án của nhà thầu Việt Nam, nội địa hóa công nghệ và thiết bị phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước và thành phố.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố cũng thống nhất với báo cáo, đề xuất của MRB về thời gian khởi công depot Xuân Đỉnh vào tháng 10/2025 và khởi công toàn tuyến vào quý IV/2026 đối với dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 2 (giai đoạn 1), đoạn Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo.
Đối với dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị thành phố Hà Nội tuyến số 5, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Ban quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội rà soát, đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm khởi công toàn tuyến trong năm 2025.
Theo nghiên cứu, tuyến đường sắt đô thị số 5 có chiều dài 38,43km, tiêu chuẩn đường đôi, điện khí hóa, gồm 6,5km đi ngầm, 2km đi trên cao và 29,93km đi trên mặt đất. Dự án đi qua các quận: Ba Đình, Đống Đa, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm; các huyện: Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất. Tuyến khai thác khoảng 25-40 đoàn tàu, vận tốc thiết kế 120km/giờ và 90km/giờ đối với các đoạn đi ngầm; thời gian chờ tàu vào khoảng 3,3 phút.
Theo lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, với tình trạng ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, việc nghiên cứu, đầu tư tuyến đường sắt đô thị số 5, góp phần hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị theo quy hoạch, là rất cần thiết.
-
Metro Cát Linh - Hà Đông hơn 18.000 tỉ đồng và bài học về quản lý hạ tầng
Vì sao một công trình có tổng mức đầu tư hơn 18.000 tỉ đồng lại rơi vào tình trạng "hư hỏng vặt" kéo dài mà chưa có biện pháp khắc phục hiệu quả?
-
Hà Nội sẽ có gần 50km đường sắt đô thị đi ngầm, hàng trăm bãi đỗ xe, hạ tầng hiện đại dưới lòng đất
Trong chiến lược phát triển đô thị hiện đại, Hà Nội đang chuẩn bị một bước ngoặt lớn, đó là hình thành mạng lưới công trình ngầm quy mô lớn với hàng loạt tuyến metro đi ngầm, bãi đỗ xe ngầm, hầm chui và hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện đại dưới lòng đất.
-
Điểm đặc biệt của tuyến đường sắt đô thị mới dài 39km chuẩn bị đầu tư tại Hà Nội
Thủ đô Hà Nội đang tăng tốc mở rộng mạng lưới giao thông đô thị với tuyến đường sắt đô thị số 5 (Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc), hứa hẹn trở thành trục kết nối quan trọng giữa khu trung tâm và đô thị vệ tinh Hòa Lạc.






-
Hà Nội giao thêm gần 7 ha đất cho khu đô thị Tây Hồ Tây
TP. Hà Nội vừa bàn giao thêm gần 7 ha đất cho chủ đầu tư khu đô thị Tây Hồ Tây (Starlake) – một trong những dự án có giá bán cao bậc nhất Thủ đô hiện nay.
-
Cận cảnh dự án gần 3.000 tỷ giữa "đất vàng" sau hơn một thập kỷ chờ đợi vẫn chưa thể về đích
Sau hơn một thập kỷ kể từ khi được chấp thuận chủ trương đầu tư, Jade Square (tên cũ: The Jade Orchid Cổ Nhuế) vẫn là những khối nhà dang dở, công trường ngổn ngang và tương lai chưa rõ ngày “lên hình”....
-
Vì sao “ông lớn” nhà ở xã hội HUD thoái vốn khỏi 4 doanh nghiệp một lúc?
Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị (HUD) – cái tên quen thuộc trong lĩnh vực nhà ở xã hội – đang bước vào đợt thoái vốn lớn khi đồng loạt đấu giá cổ phần tại 4 công ty ngoài ngành, với tổng giá trị khởi điểm ước tính vượt 110 tỷ đồng....