CafeLand – Nhiều gã khổng lồ công nghệ đã và đang tạm dừng các hoạt động tậu mới những khối bất động sản văn phòng như một cách thích ứng với cuộc khủng hoảng mà đại dịch COVID-19 gây ra.

Những bản hợp đồng hủy phút chót

Google đã lên kế hoạch mua một khuôn viên mới tại Thung lũng Silicon, cũng như một văn phòng hiện đại bên bờ sông San Francisco và một không gian tại tại một tòa nhà ở trung tâm của trung tâm công nghệ Seattle. Tất cả được gã khổng lồ tìm kiếm dự định triển khai trong quý I/2020.

Thế nhưng coronavirus đã làm đảo lộn kế hoạch đó. Một đại dịch toàn cầu với hơn 3 triệu người nhiễm bệnh, trong đó tâm dịch lớn nhất hiện nay là Mỹ. Nó gây ra một cuộc khủng hoảng y tế chưa từng có, tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội và hoạt động kinh doanh. Những biện pháp phong tỏa được triển khai và người dân hạn chế ra đường, nhân viên hạn chế đến công ty.

Việc tuyển thêm nhân sự mới cho Google vì lý do đó mà cũng đã đình lại. Do vậy, mở những văn phòng làm việc mới vào lúc này là điều không cần thiết. Những bản hợp đồng mua bán tưởng chừng như sắp có hiệu lực trong phút chốc tan biến.

Điều tương tự cũng đã diễn ra với Airbnb. Cùng với câu chuyện về màn thoái lui của Google, báo cáo việc tạm dừng kế hoạch mở rộng văn phòng tại New York của dịch vụ đặt phòng trực tuyến này cũng đã thu hút không ít sự chú ý.

Thế giới bất động sản từ New York đến San Francisco trong gần 2 tháng qua đã chứng kiến một cuộc rút lui trên diện rộng đến từ vị trí của nhiều công ty công nghệ. Nhiều đại lý và người môi giới tại Mỹ đã tính đến việc mua lại những tòa nhà nhằm biến chúng thành các khu văn phòng cho thuê, hứa hẹn tạo nên những bước nhảy vọt cho thị trường bất động sản công nghệ đang trên đà phát triển.

Nhưng ở thời điểm này, các công ty công nghệ đều đang cân nhắc về những thương vụ mua bán bất động sản văn phòng.

“Chẳng ai muốn đặt bút ký hợp đồng khi chưa hình dung được ngày mai sẽ như thế nào. Vấn đề không phải ở chỗ mọi người sẽ tiếp tục làm việc tại nhà hay không, nhưng không ai biết khi nào tình cảnh này sẽ chấm dứt và mọi thứ trở lại bình thường”, Chris Kagi, một nhà môi giới văn phòng cấp cao của Savills ở Seattle, đối tác với nhiều công ty công nghệ cho biết.

Ngành công nghệ đã thúc đẩy thị trường văn phòng Hoa Kỳ, chiếm hơn 1/5 tổng số cho thuê, theo nghiên cứu từ CBRE Group Inc. Ở San Francisco và Seattle, tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn. Trong khi đó, New York đã củng cố vị thế là một trung tâm công nghệ Bờ Đông, với các công ty lớn đang mở rộng ở Manhattan để khai thác lực lượng lao động của khu vực.

Nhưng trong bối cảnh hiện nay, hầu hết các công ty đều đang suy nghĩ lại về nhu cầu mở rộng văn phòng của họ. Các CEO đều có chung quan điểm rằng sự chờ đợi vào lúc này là một quyết định khôn ngoan.

“Về mặt kỹ thuật, có lẽ 80% các giao dịch bị hủy bỏ là do việc tạm ngừng tuyển dụng nhân sự diễn ra ngày càng nhiều”, David Falk – chủ tịch tại công ty môi giới Newmark Knight Frank cho biết.

Cơ hội mỏng manh của team “xếp hàng chờ”

Những ngày này, giới bất động sản New York vẫn như ngồi trên đống lửa, chờ đợi một sự xác nhận cuối cùng của Facebook Inc. đối với hợp đồng thuê văn phòng tại tòa nhà Farley, một bưu điện cũ bên kia đường từ Ga Pennsylvania đang được Vornado Realty Trust phát triển lại. Theo tờ New York Post, 2 bên đã tiến hành đàm phán trong nhiều tháng qua.

“Sau khi xem xét các tùy chọn bất động sản của công ty, chúng tôi hiện vẫn chưa có bất cứ cập nhật nào mới để báo cáo về thương vụ này”, Jamila Reeves, phát ngôn viên của Facebook cho biết.

Một trường hợp khác cũng đang trong trạng thái “quá cảnh” là gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon. Những báo cáo gần đây cho biết dự án xây dựng tòa nhà trụ sở thứ 2 tại khu Queens đã bị đưa vào diện chờ đợi. Được biết trước khi coronavirus bắt đầu xâm lấn và tàn phá New York, Amazon đã kịp tậu tòa nhà Lord & Taylor mang tính biểu tượng trên Đại lộ số 5.

Kế hoạch bành trướng văn phòng đại diện của các công ty công nghệ không chỉ giới hạn ở Manhattan và các trung tâm công nghệ Bờ Tây, nơi họ bắt đầu mọi thứ. Chẳng hạn, Austin, Texas và Bắc Virginia đã chuẩn bị cho những dự án mở rộng lớn đến từ Apple Inc. và Amazon.

Thị trường “sống chậm”

Nhiều dấu hiệu gần đây đã phản ánh xu hướng phát triển ngày càng chậm lại đối với bất động sản công nghệ. Ở Mỹ, một thước đo về diện tích văn phòng cho thuê đã giảm từ 9,5 triệu feet vuông trong cùng ký năm ngoái xuống còn 2 triệu feet vuông trong quý đầu tiên 2020, theo Newmark Knight Frank.

Ba kế hoạch mở rộng văn phòng của Google nêu ở đầu bài, trong những báo cáo gần đây đều cho biết gã khổng lồ tìm kiếm đang tiến hành đám phán để có những giải pháp tốt hơn. Tuy nhiên, người phát ngôn của công ty từ chối đưa ra bất cứ bình luận nào.

Việc tạm dừng mua bán bất động sản của các công ty công nghệ có thể là một chiến lược khôn khéo vào lúc này, theo như Kagi, nhà môi giới của Savills cho biết. Ông khuyên các khách hàng có kế hoạch mở rộng chờ thêm vài tháng, khi họ sẽ có thể đàm phán một thỏa thuận tốt hơn. Trong khi ông vẫn hy vọng các công ty công nghệ có thể cung cấp nhiều không gian hơn cho mỗi nhân viên để tuân thủ các nguyên tắc phân tán xã hội, nhu cầu chung cho các văn phòng sẽ giảm xuống.

“Nền kinh tế sẽ chưa thể phục hồi trong một thời gian được”, Kagi kết luận.

Bảo Đình (Theo Bloomberg)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • eMagazine: Sun Group tìm hướng đi mới trong tâm dịch

    eMagazine: Sun Group tìm hướng đi mới trong tâm dịch

    Tìm hướng đi mới, xoay chuyển tình thế từ bị động sang chủ động gắn với tinh thần “3T” là cách mà Sun Group lựa chọn để đối mặt và vượt qua những thách thức mà đại dịch Covid-19 đặt ra. Trong một buổi trò chuyện cuối năm, bà Nguyễn Ngọc Thuý Linh, Tổ...

  • Đại dịch khiến nhu cầu mua ngôi nhà thứ hai lên cao kỷ lục

    Đại dịch khiến nhu cầu mua ngôi nhà thứ hai lên cao kỷ lục

    Đại dịch làm khối lượng tài sản của người giàu tăng lên nhanh chóng. Theo báo cáo, số cá nhân sở hữu tài sản trị giá trên 30 triệu USD đã tăng gần 10% vào năm ngoài. Điều này kéo theo nhu cầu cao kỷ lục đối với các bất động sản cao cấp hoặc những ngô...

  • Lợi nhuận homestay đâu chỉ đong đếm bằng tiền

    Lợi nhuận homestay đâu chỉ đong đếm bằng tiền

    Từ dạo bước chân vào làm homestay dù quy mô nhỏ xíu, mọi người vẫn mặc định tôi đang kinh doanh và thường hỏi về lợi nhuận. Đã là lợi nhuận thì nhất định câu trả lời phải bằng những con số, mọi câu trả lời khác được đánh giá thuộc dạng né tránh hoặc ...

 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.