Doanh thu toàn cầu của ngành bán dẫn dự kiến đạt 600 tỷ USD vào năm 2025 và có thể vượt mốc 1.000 tỷ USD vào 2030.
AISC 2025 sẽ có sự tham gia của nhiều tập đoàn công nghệ lớn như Google DeepMind, IBM, Intel, TSMC, Samsung, MediaTek, Tokyo Electron, Panasonic, Qorvo và Marvell. Sự hiện diện của các “ông lớn” trong ngành không chỉ thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến thị trường Việt Nam mà còn mở ra cơ hội hợp tác, thu hút đầu tư và phát triển công nghệ tiên tiến.
Ngành bán dẫn hiện đang là tâm điểm trong cuộc đua công nghệ giữa các quốc gia. Theo dự báo của Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn (SIA), doanh thu toàn cầu của ngành bán dẫn dự kiến đạt 600 tỷ USD vào năm 2025 và có thể vượt mốc 1.000 tỷ USD vào 2030, nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của AI, xe điện và điện toán hiệu suất cao.
Các tập đoàn lớn như TSMC, Samsung, Intel, NVIDIA và Qualcomm đang đầu tư mạnh vào công nghệ bán dẫn thế hệ mới, bao gồm chip 2nm và 1.4nm. Đặc biệt, Mỹ và EU đang đẩy mạnh chiến lược “tự chủ bán dẫn” để giảm sự phụ thuộc vào châu Á, trong khi Đài Loan và Hàn Quốc tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu trong sản xuất chip tiên tiến.
Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để phát triển ngành bán dẫn, đặc biệt trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu đang tái cấu trúc và các tập đoàn công nghệ lớn đang tìm kiếm điểm đến mới ngoài Trung Quốc.
Với sự tham gia của các tập đoàn công nghệ lớn tại hội nghị, Việt Nam có thể mở rộng hợp tác với các công ty sản xuất chip và linh kiện bán dẫn như Intel, TSMC, Samsung hay Qualcomm. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn của Việt Nam là thiếu một hệ sinh thái sản xuất bán dẫn hoàn chỉnh. Hiện tại, phần lớn các công đoạn sản xuất chip vẫn tập trung ở Đài Loan, Hàn Quốc và Mỹ.
Bên cạnh đó, các nước như Mỹ, EU, Hàn Quốc và Đài Loan đều đang có chính sách ưu đãi mạnh mẽ để thu hút đầu tư vào ngành bán dẫn. Việt Nam cũng cần có các biện pháp khuyến khích như miễn giảm thuế, hỗ trợ tài chính và xây dựng các khu công nghệ cao dành riêng cho ngành này. Hiện tại, các khu công nghệ cao như TP.HCM, Bắc Ninh và Đà Nẵng đã bắt đầu thu hút các dự án lớn, nhưng cần có thêm các chính sách đột phá tăng sự cạnh tranh.
Đặc biệt, trong bối cảnh AI và IoT (Internet vạn vật) đang trở thành xu hướng tất yếu, Việt Nam có thể tập trung vào phân khúc sản xuất chip chuyên dụng cho các ứng dụng AI và IoT. Đây là lĩnh vực có nhu cầu cao và ít chịu sự cạnh tranh trực tiếp từ các "gã khổng lồ" sản xuất chip hiệu suất cao như TSMC hay Intel.
-
Doanh nghiệp đầu tiên đầu tư chip bán dẫn chuyên dụng sẽ được hỗ trợ tới 10.000 tỷ đồng
Sáng 19/2, Quốc hội đã thông qua nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
-
Hà Lan xem xét đầu tư vào lĩnh vực chip bán dẫn tại Việt Nam
Hà Lan quan tâm và sẽ xem xét đầu tư vào lĩnh vực chip bán dẫn tại Việt Nam.
-
Đà Nẵng đón 13 doanh nghiệp bán dẫn và vốn FDI đạt 1,5 tỷ USD
Năm 2024, Đà Nẵng ghi nhận sự bứt phá ngoạn mục với việc thêm 5 công ty thiết kế vi mạch đầu tư vào thành phố, nâng tổng số doanh nghiệp trong lĩnh vực này lên 13 đơn vị. Đây là bước tiến quan trọng, khẳng định vai trò trung tâm công nghệ cao hàng đầu miền Trung trong chiến lược phát triển ngành vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI).








-
Hà Nội giao 4.500m2 đất cho Hateco Long Biên
Hà Nội vừa quyết định giao 4.500m² đất tại phường Thạch Bàn, quận Long Biên cho Công ty Cổ phần Hateco Long Biên để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ.
-
Hà Nội lấy ý kiến quy hoạch đô thị cửa ngõ phía Tây quy mô hơn 5.200ha
UBND huyện Thanh Oai vừa phối hợp với Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội tổ chức Hội nghị lấy ý kiến cộng đồng về nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị phía Tây Vành đai 4 - Phân đoạn 3 (từ Đại lộ Thăng Long đến trục đường Ngọc Hồi - Phú Xuyên) theo tỷ lệ ...
-
Hà Nội giao gần 1,5ha đất cho Đông Anh xây khu đấu giá
UBND TP Hà Nội vừa quyết định giao gần 1,5 ha đất cho huyện Đông Anh để thực hiện dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá đất tại điểm X5, thôn Bắc, xã Kim Nỗ.