Các nhà đầu tư trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC) dường như sẵn sàng “săn lùng” các tài sản bất động sản khi thị trường bất động sản suy yếu của Trung Quốc đang phục hồi, trong khi các nhà đầu tư từ Mỹ và châu Âu thận trọng do những lo ngại về căng thẳng địa chính trị.
Cuối tháng 2, các nhà quản lý Trung Quốc đã công bố một chương trình thí điểm khuyến khích các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài tạo quỹ tài sản cố định để đầu tư vào bất động sản thương mại, công nghiệp và nhà ở tại Trung Quốc.
Các biện pháp này là một phần trong quá trình mở cửa trở lại nền kinh tế của Trung Quốc sau thời gian chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19. Sheldon Chan, giám đốc danh mục đầu tư cho chiến lược trái phiếu tín dụng châu Á tại T Rowe Price cho biết: “Thông điệp gần đây đến trực tiếp từ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và ủy ban thường vụ là phát triển nền kinh tế của Trung Quốc vẫn là ưu tiên số một. Điều đó đã giúp xoa dịu nỗi lo của các nhà đầu tư nước ngoài”.
Lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc đã phát triển quá nóng trong những năm trước đại dịch Covid-19, với việc các nhà phát triển lớn phải gánh các khoản nợ ở mức không bền vững để theo kịp sự bùng nổ của thị trường bất động sản.
Vụ vỡ nợ năm 2021 của Evergrande, một trong những nhà phát triển bất động sản lớn nhất của đất nước, đã khiến toàn bộ lĩnh vực này rơi vào tình trạng siết chặt thanh khoản kéo dài cho đến ngày nay.
Do đó, đầu tư vào thị trường bất động sản của Trung Quốc đã giảm mạnh trong suốt năm 2022. Nhìn chung, tổng giá trị khối lượng đầu tư đã giảm 10% so với một năm trước đó, theo số liệu từ cục thống kê quốc gia của nước này. Đây là lần đầu tiên đầu tư bất động sản tại Trung Quốc ghi nhận sự sụt giảm kể từ khi đạt mốc kỷ lục vào năm 2019.
Giá trị tài sản văn phòng và bán lẻ tại các thành phố cấp 1 ở quốc gia tỷ dân này đã giảm 15–20% kể từ năm 2018, theo dữ liệu của công ty dịch vụ bất động sản thương mại CBRE có trụ sở tại Mỹ.
Bắc Kinh hiện đang cố gắng thổi sức sống mới vào lĩnh vực này với một loạt biện pháp nhằm khơi dậy các khoản đầu tư và hỗ trợ người mua nhà. “Chúng tôi bắt đầu nhận thấy tâm lý nhà đầu tư dần cải thiện dựa trên giá tài sản hấp dẫn, sự thay đổi từ chính sách Zero-Covid, chi phí cho vay thấp và sự phục hồi theo chu kỳ của nhu cầu cho thuê”, Henry Chin, trưởng bộ phận lãnh đạo tư tưởng nhà đầu tư toàn cầu khu vực APAC của CBRE cho biết.
“Hiện tại, các nhà đầu tư tích cực nhất vào Trung Quốc là các nhà đầu tư đến từ khu vực APAC. Các nhà đầu tư châu Âu và Mỹ vẫn thận trọng hơn do rủi ro địa chính trị gia tăng trong 12 tháng qua”, ông Chin chia sẻ.
Jason Liu, Giám đốc bộ phận văn phòng đầu tư khu vực APAC tại Deutsche Bank nói rằng mặc dù tâm lý nhà đầu tư đã được cải thiện, nhưng có thể mất một thời gian để nó trở lại ngang bằng thời điểm trước đại dịch.
Theo dữ liệu của MSCI, các nhà đầu tư Singapore là những người tích cực nhất trong việc tiến vào thị trường bất động sản Trung Quốc trong năm 2021 và 2022, khi họ bơm hơn 9 tỷ USD vốn vào thị trường tỷ dân này.
Tháng trước, CapitaLand, công ty quản lý danh mục đầu tư bất động sản do chính phủ Singapore hậu thuẫn, đã ra mắt hai quỹ đầu tư tập trung vào bất động sản của Trung Quốc trị giá 1,1 tỷ USD.
Simon Treacy, Giám đốc điều hành mảng bất động sản cổ phần tư nhân tại CapitaLand Investments, cho biết: “Chúng tôi kỳ vọng sự quan tâm sẽ tăng đáng kể vào nửa cuối năm 2023. Bằng cách triển khai vốn ngay bây giờ khi đang có ít sự cạnh tranh hơn, các nhà đầu tư có khả năng nhận được mức lợi nhuận dự báo tương đối cao và mua được tài sản với giá hời”, ông Simon Treacy chia sẻ.
Đặt cược vào sự phục hồi của bất động sản Trung Quốc, quỹ của CapitaLand sẽ đầu tư vào các cơ hội đặc biệt trong một số phân khúc truyền thống và vẫn được ưa chuộng như văn phòng, bán lẻ và hậu cần.
-
Trung Quốc công bố 17 biện pháp cải thiện thị trường nhà ở
Trung Quốc đang có kế hoạch cải thiện nguồn cung và khả năng tiếp cận nhà ở cho thuê thông qua các đợt hỗ trợ tín dụng lớn hơn và mở rộng các kênh tài chính sẵn có khi nước này tìm cách ổn định lĩnh vực bất động sản và giải quyết các vấn đề của một số nhóm nhân khẩu học, đặc biệt là những người trẻ tìm nhà.
-
Đại gia bất động sản Keppel của Singapore muốn đầu tư nhiều hơn nữa vào Việt Nam
Keppel, công ty quản lý tài sản do quỹ đầu tư Temasek hậu thuẫn, đang để mắt đến đầu tư lĩnh vực năng lượng sạch, trung tâm dữ liệu để đầu tư mới ở Việt Nam.
-
Tập đoàn công nghệ quang học Sunny của Trung Quốc lên kế hoạch đầu tư 2,5 tỷ USD vào Thái Nguyên
Tập đoàn Công nghệ quang học Sunny của Trung Quốc đang lên kế hoạch đầu tư tới 2,5 tỷ USD để phát triển một khu liên hợp sản xuất quang học ở tỉnh Thái Nguyên.
-
Tập đoàn bất động sản hàng đầu Trung Quốc Country Garden báo lỗ kỷ lục trong năm 2023-2024
Sau nhiều tháng trì hoãn công bố báo cáo tài chính, "gã khổng lồ" bất động sản Trung Quốc Country Garden Holdings cuối cùng đã hé lộ khoản lỗ khổng lồ gần 175 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 23,8 tỷ USD) trong năm 2023, gấp gần 30 lần so với năm trước đó...
-
Thêm nhà phát triển bất động sản hàng đầu Trung Quốc trên bờ vực vỡ nợ
Cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc sắp bước sang năm thứ 5, nhưng rắc rối nợ nần của các doanh nghiệp có vẻ vẫn ngày càng chồng chất. Trái phiếu đồng USD của các công ty địa ốc đang bị giảm sâu trên thị trường, việc phát hành nợ mới trở nên...
-
Trung Quốc đẩy mạnh hỗ trợ tỷ giá nhân dân tệ dưới sức ép từ đồng USD
Theo Nikkei Asia Review, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) vừa phát tín hiệu về việc tăng cường hỗ trợ nhân dân tệ để ngăn đà suy yếu nhanh của đồng tiền này sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự báo giảm lãi suất ít hơn trong năm 2025 khiến ...