Theo phân tích của công ty dịch vụ và tư vấn bất động sản toàn cầu JLL, khối lượng đầu tư vào ngành khách sạn ở châu Á – Thái Bình Dương dự kiến sẽ tăng 14% trong 6 tháng cuối năm 2022 so với cùng kỳ năm trước nhờ việc thị trường trở lại bình thường kết hợp với sự phục hồi của hoạt động du lịch nghỉ dưỡng trong khu vực.
Trong 9 tháng đầu năm nay, tổng giao dịch đầu tư khách sạn ở châu Á – Thái Bình Dương đạt 8,4 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Khối lượng đầu tư lớn nhất được ghi nhận ở Nhật Bản, nơi đã giành lại vị trí là thị trường du lịch năng động nhất trong khu vực, đạt 2,3 tỷ USD.
Đáng chú ý, đầu tư khách sạn tại Hàn Quốc đã cán mốc kỷ lục mới, đạt 1,8 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm. Hoạt động đầu tư cũng hồi phục mạnh mẽ ở Trung Quốc với 1,2 tỷ USD và Australia là 696 triệu USD.
Trong khoảng thời gian 9 tháng đầu năm, giá trị trung bình của các thương vụ đầu tư khách sạn trong khu vực đạt 445.000 USD, cao hơn mức 331.000 USD cùng kỳ năm trước. Tổng cộng đã có 123 giao dịch đầu tư khách sạn tại châu Á được thực hiện kể từ đầu năm 2022, trong khi con số tương tự trong cả năm 2021 là 13 giao dịch. Điều này cho thấy các tài sản lớn và nền tảng khách sạn đang được giao dịch nhiều hơn trong năm nay.
“Đầu tư vào khách sạn chuyển từ phục hồi sang tăng trưởng trong năm 2022, được thúc đẩy bởi sự gia tăng nhu cầu kinh doanh du lịch, qua đó khiến các nhà đầu tư triển khai vốn một cách rầm rộ. Mặc dù còn đó một số thách thức, nhưng chúng tôi vẫn lạc quan rằng quỹ đạo tăng trưởng hiện tại sẽ đi đúng hướng”, Nihat Ercan, Trưởng phòng Kinh doanh Đầu tư phân khúc khách sạn tại châu Á – Thái Bình Dương của JLL nhận định.
Phân tích của JLL cho thấy có một số áp lực đối với ngành vì vốn tổ chức đang vượt xa nguồn cung khách sạn có sẵn để mua lại ở các thị trường trong khu vực. Theo 120 người trong ngành được JLL khảo sát, có tới 73% quan tâm đến việc triển khai vốn vào lĩnh vực khách sạn trong 12 tháng tới. Do đó, các nhà đầu tư cũng đang trở nên năng động và linh hoạt hơn trong việc sử dụng bất động sản để tối đa hóa nguồn thu.
Bất chấp đại dịch, lĩnh vực khách sạn đã được chứng minh là có khả năng phục hồi. Điều này cùng với sự mờ nhạt của các phân khúc bất động sản truyền thống đang thúc đẩy sự phát triển của các cơ sở lưu trú thay thế, hay khách sạn/nhà nghỉ, trên phần lớn quốc gia trong khu vực.
Với việc lãi suất đang tăng, khả năng tiếp cận các khoản vay thế chấp sẽ ảnh hưởng đến quyết định mua hàng. Khảo sát gần đây của JLL chỉ ra 74% người được hỏi cho biết khả năng tiếp cận các khoản vay thế chấp của họ vẫn khá tương đương năm 2021, nhưng 63% trong số này cho biết chi phí vay đã tăng lên.
JLL tin rằng các khoản chi phí vay gia tăng có thể sẽ có lợi cho những nhà đầu tư có nguồn lực lớn. JLL tin rằng các cá nhân có giá trị ròng cao (HNWI) và các văn phòng gia đình đóng vai trò tích cực hơn trên thị trường khách sạn từ nay cho tới năm 2023.
Theo phân tích của JLL, thị trường khách sạn châu Á - Thái Bình Dương sẽ tiếp tục thu hút nhiều khoản đầu tư hơn vào năm 2023, nhưng sự kết hợp của những yếu tố như áp lực lạm phát, tăng lãi suất, nguy cơ về một cuộc suy thoái kinh tế,… có thể khiến tốc độ tăng trưởng bị chững lại. JLL dự đoán trong cả năm, khối lượng đầu tư có thể sẽ tăng khoảng 6%, để kết thúc năm 2023 ở mức 11,5 tỷ USD.
“Triển vọng về thị trường khách sạn của khu vực là tương đối tươi sáng. Ngành khách sạn nên được định vị tốt hơn để thích ứng với áp lực lạm phát. Chúng tôi dự đoán hoạt động đầu tư vẫn sẽ phát triển, nhưng với tốc độ chậm hơn” Mike Batcosystem, CEO JLL Hotels & Hospitality Group khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho biết.
-
Đầu tư bất động sản tại châu Á giảm 29% trước rủi ro suy thoái kinh tế
Khối lượng đầu tư bất động sản tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC) trong quý III đã giảm so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng của nhiều yếu tố kinh tế vĩ mô khác nhau.
-
Các doanh nghiệp châu Á bắt đầu xu hướng thay đổi chiến lược thuê văn phòng
Theo nghiên cứu từ công ty tư vấn bất động sản JLL, các công ty sẽ xem xét danh mục đầu tư bất động sản của họ để cân nhắc lại việc thuê không gian văn phòng, đầu tư vào công nghệ mới và ưu tiên tính bền vững.
-
Giới đầu tư thận trọng với bất động sản châu Á khi áp lực lạm phát gia tăng
Các nhà đầu tư châu Á đã bày tỏ sự thận trọng đối với thị trường bất động sản của khu vực khi lo ngại về tăng trưởng toàn cầu và tác động của lạm phát lên lợi nhuận đầu tư.
-
Nửa cuối năm 2024 là cơ hội để thu mua bất động sản
Theo khảo sát của CBRE, đầu tư bất động sản thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC) có thể phục hồi vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, tạo cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.
-
Nhà đầu tư châu Á tăng cường vốn vào bất động sản trong trung hạn
Bất động sản, một danh mục phụ lớn thuộc tài sản tư nhân, đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư châu Á, với 64% kỳ vọng sẽ tăng lượng nắm giữ trong trung hạn.
-
Sóng đầu tư Trung Quốc thoái trào, để lại 500 “tòa nhà ma” ở Campuchia
Các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc rút đi đã khiến Sihanoukville, điểm nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng của Campuchia, phải đối mặt với hàng trăm dự án còn dang dở.