Báo cáo “Future of Work” của JLL mới đây chỉ ra rằng xu hướng làm việc linh hoạt sẽ vẫn vẫn tiếp tục sau đại dịch, với 56% tổ chức ở châu Á – Thái Bình Dương (APAC) nói rằng họ có thể sẽ cung cấp hình thức làm việc từ xa cho tất cả nhân viên vào năm 2025. Những người lãnh đạo trong mảng kinh doanh bất động sản (CRE) cũng tin rằng việc vận hành thành công hình thức làm việc linh hoạt sẽ là ưu tiên chiến lược quan trọng nhất trong 3 năm tới.
Điều này bao gồm việc khám phá các lựa chọn không gian linh hoạt, với tỷ lệ trung bình của không gian linh hoạt ở khu vực APAC dự kiến sẽ tăng từ nay đến năm 2025.
Joey Radovan, người đứng đầu JLL Philippines chia sẻ: “Chúng tôi thấy rằng các tổ chức sẽ tăng tốc đầu tư chiến lược trong 3 năm tới để hiện thực các chiến lược về bất động sản, và 3 tháng còn lại của năm 2022 sẽ là một giai đoạn quan trọng đối với CRE”.
Dấu hiệu của sự thay đổi
Theo nghiên cứu của JLL, sự chuyển đổi sang hình thức làm việc linh hoạt đã trở thành một dấu hiệu của sự thay đổi tại nơi làm việc, đặt trọng tâm nhiều hơn vào cách các công ty có thể hỗ trợ tinh thần của nhân viên và duy trì năng suất.
Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy 80% tổ chức ở APAC đồng ý rằng không gian chất lượng cao là ưu tiên hàng đầu vì yếu tố này đã trở thành điều phù hợp nhất để tạo điều kiện thuận lợi cho hình thức làm việc linh hoạt.
James Taylor, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu về việc làm tại JLL khu vực APAC cho biết: “Văn phòng vẫn là một yếu tố quan trọng với các doanh nghiệp, nhưng giờ đây họ sẽ đầu tư để biến các văn phòng thành không gian sáng tạo. Các chiến lược danh mục đầu tư bất động sản để tăng cường tương tác xã hội giữa một lực lượng lao động phân tán theo địa lý sẽ quan trọng hơn bao giờ hết. Trọng tâm của các tổ chức hiện nay là tập trung vào sự hiệu quả thay vì quy mô”.
Cùng với một thế giới việc làm ngày càng hỗn hợp, tổng số nhân viên và diện tích bất động sản cũng dự kiến sẽ tăng lên. Trọng tâm của các công ty sẽ là đầu tư vào không gian chất lượng để đảm bảo sự thành công lâu dài của hình thức làm việc linh hoạt.
“Văn phòng vẫn là một yếu tố quan trọng của công việc. Chúng tôi nhận thấy sức khỏe, tính bền vững và công nghệ ngày càng nổi bật trong việc định hình môi trường xây dựng”, Janlo de los Reyes, trưởng bộ phận nghiên cứu và tư vấn chiến lược của JLL Philippines cho biết.
Khát vọng về môi trường, xã hội
Với việc các tòa nhà chiếm hơn 60% lượng khí thải carbon ở các thành phố lớn, những tổ chức phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng trong việc mang lại kết quả rõ ràng trong cuộc đua tiến tới mục tiêu giảm phát thải khí carbon cũng như tạo ra giá trị xã hội.
Điều đó có nghĩa là các chiến lược phát triển bền vững có tác động trực tiếp đến các quyết định đầu tư bất động sản, với 71% CRE cho biết họ có khả năng trả phí bảo hiểm cho các chứng chỉ công trình xanh trong tương lai.
Tuy nhiên, nguyện vọng của các bên liên quan không chỉ mang tính môi trường. Với sự đa dạng, hòa nhập hiện chiếm vị trí cao trong các chương trình nghị sự, những công ty APAC ngày càng củng cố các mục tiêu này bằng cách đầu tư nhiều hơn vào tính bền vững trong danh mục đầu tư bất động sản.
Theo JLL, cứ 10 người được hỏi thì có 8 người đồng ý rằng các tổ chức của họ đang hành động để làm cho nơi làm việc trở nên toàn diện và đa dạng hơn cho tất cả nhân viên.
Khi nhân viên quay trở lại văn phòng và lực lượng lao động tăng trở lại sau dịch, không gian làm việc linh hoạt và tham vọng về công trình xanh sẽ ngày càng trở thành yếu tố không thể thiếu để tạo ra các văn phòng làm việc linh hoạt cho các công ty.
-
Lý do văn phòng cho thuê luôn hút nhà đầu tư
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán và tiền số lao dốc, một lần nữa các nhà đầu tư lại đặt niềm tin vào thị trường “cũ nhưng an toàn”, bất động sản.
-
Văn phòng cho thuê và bán lẻ trở thành điểm sáng của thị trường bất động sản châu Á quý I/2022
Khối lượng đầu tư vào lĩnh vực bất động sản ở khu vực châu Á Thái Bình Dương (APAC) tiếp tục tăng trong quý đầu tiên của năm 2022.
-
Giá thuê văn phòng tại châu Á - Thái Bình Dương phục hồi bền vững
Chỉ số cho thuê văn phòng của khu vực tiếp tục tăng nhờ đà phục hồi kinh tế, bất chấp lạm phát tăng nhanh và cuộc chiến Nga – Ukraine.
-
Thị trường văn phòng Việt Nam hưởng lợi từ tăng trưởng offshoring
Việt Nam được đánh giá là thị trường gia công tốt thứ 7 toàn cầu. Theo Statista, doanh thu thị trường offshoring của nước ta dự kiến đạt 0,84 tỷ USD với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) trong giai đoạn 2024 – 2028 là 8,78%....
-
Thị trường văn phòng Việt đang bắt kịp với văn phòng quốc tế như thế nào?
Tiệm cận với các xu hướng quốc tế là điều phổ biến và tất yếu đối với các dự án bất động sản Việt Nam, đặc biệt là phân khúc văn phòng hạng A.
-
“Ngày tàn” của mô hình kinh tế chia sẻ đã điểm?
Tình hình kinh doanh ảm đạm kéo dài và nộp đơn xin bảo hộ phá sản của những tên tuổi lớn trong ngành bất động sản theo đuổi mô hình kinh tế chia sẻ, như WeWork và Airbnb, dường như đang báo hiệu giai đoạn suy tàn của một mô hình từng được kỳ vọng sẽ ...