Giá nhà mới trên thị trường dự kiến sẽ giảm 1,4% vào năm 2022, theo một cuộc khảo sát của Reuters với hơn 10 nhà phân tích và chuyên gia kinh tế trong giai đoạn từ ngày 29/8 đến ngày 2/9. Theo một cuộc khảo sát hàng quý được công bố vào tháng 5, các nhà phân tích từng đưa ra dự đoán rằng giá nhà mới trong năm 2022 sẽ không đổi so với năm 2021.
Tính đến thời điểm hiện tại, doanh số bán bất động sản ở Trung Quốc đã giảm 24,5% so với cùng kỳ năm trước, mức giảm lớn hơn nhiều so với dự báo chỉ khoảng 10% trong cuộc thăm dò hồi tháng 5.
Lĩnh vực bất động sản, chiếm khoảng 1/4 nền kinh tế Trung Quốc, đã chứng kiến cuộc khủng hoảng kéo dài từ giai đoạn mùa hè năm 2020 sau khi các cơ quan quản lý vào cuộc để siết chặt quy định, cắt giảm việc các nhà phát triển lạm dụng đòn bẩy tài chính, qua đó khiến một số nhà phát triển hàng đầu đất nước rơi vào tình trạng vỡ nợ và phải vật lộn để hoàn thành các dự án.
Chính điều này đã khiến hàng loạt người mua nhà trên khắp Trung Quốc đe dọa sẽ không thanh toán các khoản vay lãi suất thế chấp cho tới khi được bàn giao tài sản, qua đó đe dọa tương lai của ngành ngân hàng.
Lĩnh vực đang gặp khó khăn này đang đè nặng lên triển vọng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, vốn đã chứng kiến tăng trưởng chậm lại do ảnh hưởng từ các đợt phong tỏa trên diện rộng trong quý II.
Daniel Zhou, nhà phân tích của Moody's cho biết: “Sự không chắc chắn về triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc và lo ngại về thời gian hoàn thành các dự án sẽ khiến nhu cầu của người mua nhà sụt giảm trong vòng 6-12 tháng tới. Dịch Covid-19 làm gián đoạn hoạt động kinh doanh cũng sẽ tác động tiêu cực tới tâm lý của người tiêu dùng. Ngoài ra, việc người mua tin rằng giá bất động sản sẽ giảm xuống trong giai đoạn cuối năm cũng có thể khiến hoạt động mua bán nhà đất bị trì trệ trong thời gian tới”.
Trong khi các nhà chức trách đã thực hiện một loạt biện pháp nhằm hỗ trợ phục hồi lĩnh vực bất động sản trong năm nay, các nhà phân tích được Reuters khảo sát vẫn tin rằng cần phải có nhiều biện pháp hơn nữa.
Hơn 200 thành phố đã đưa ra các biện pháp để trợ giúp lĩnh vực bất động sản, chẳng hạn như cung cấp các gói hỗ trợ tiền mặt và cho phép trả trước các khoản nhỏ hơn để mua nhà. Ngân hàng trung ương Trung Quốc cũng cắt giảm lãi suất cho vay chuẩn vào ngày 22/8 để giảm chi phí cho người mua nhà.
Huang Yu, một nhà phân tích tại công ty nghiên cứu bất động sản China Index Academy cho biết: “Cần có nhiều biện pháp nới lỏng chính sách để ổn định lĩnh vực bất động sản, chẳng hạn như nới lỏng hạn chế mua, bán lại và cho vay ở các thành phố hạng 2. Trung Quốc cũng phải tăng cường các gói hỗ trợ cho một số nhà phát triển và đảm bảo các dự án nhà ở chưa hoàn thành được giao cho người mua đúng hạn".
Năm 2023, các chuyên gia kinh tế kỳ vọng giá nhà sẽ cải thiện nhưng doanh số bán hàng có thể vẫn giảm. Theo cuộc thăm dò của Reuters, các chuyên gia nhận định rằng giá nhà mới trong nửa đầu năm sau có thể tăng 2,0% so với nửa đầu năm 2022, nhưng doanh số bán nhà dự kiến sẽ giảm 15% do nhu cầu tiếp tục chậm lại.
"Tốc độ phục hồi của thị trường bất động sản vẫn phụ thuộc vào tốc độ của điều kiện kinh tế vĩ mô, các hạn chế kiểm dịch COVID-19 cũng như quy mô của các gói hỗ trợ", Yu nói thêm.
-
Những bài học rút ra từ sự sụp đổ của thị trường bất động sản Trung Quốc
Trong suốt năm qua, việc thị trường bất động sản Trung Quốc sụp đổ đã khiến nhiều người bắt đầu có những ánh nhìn khác về lĩnh vực này. Đồng thời, sự lao dốc của thị trường bất động sản Trung Quốc cũng là lời cảnh tỉnh cho các thị trường khác trên thế giới.
-
Chính phủ Trung Quốc đang có kế hoạch phát hành 200 tỷ nhân dân tệ (tương đương 29 tỷ USD) khoản vay đặc biệt để giúp các nhà phát triển hoàn thành các dự án nhà ở bị chậm tiến độ.
-
3 tỷ m2 diện tích nhà ở Trung Quốc bị tạm dừng hoặc phá dỡ để hạn chế nguồn cung
Trung Quốc đang dỡ bỏ các tòa nhà chất lượng thấp và tạm dừng xây dựng những công trình có thể chứa 75 triệu người khi chính phủ của ông Tập Cận Bình tìm cách phục hồi thị trường bất động sản đang lao dốc.
-
Trung Quốc nỗ lực chấm dứt khủng hoảng bất động sản bằng gói giải cứu lớn chưa từng thấy
Cổ phiếu của các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc tiếp tục tăng sau khi Bắc Kinh công bố các biện pháp mạnh mẽ nhằm vực dậy thị trường bất động sản đang khủng hoảng.
-
Trung Quốc dỡ bỏ hàng loạt hạn chế mua nhà để giải quyết bất động sản tồn kho
Thị trường bất động sản Trung Quốc dường như đang bước vào giai đoạn mới khi các thành phố dỡ bỏ nhiều hạn chế về sở hữu nhà ở và chuyển trọng tâm sang việc giảm lượng hàng tồn kho.
-
Trung Quốc dự chi số tiền “khủng” để thu mua nhà ở tồn kho của doanh nghiệp
Theo Bloomberg, Trung Quốc đang xem xét đề xuất yêu cầu chính quyền địa phương thu mua hàng triệu căn nhà còn tồn kho. Đây có thể là một trong những nỗ lực tham vọng nhất của quốc gia này nhằm giải cứu thị trường bất động sản, với ngân sách lên tới 7...