Ảnh minh hoạ.
Khoản vay này sẽ được phát hành dưới sự hợp tác của Bộ Nhà ở và Phát triển đô thị - nông thôn, Bộ Tài chính và Ngân hàng Trung ương.
Khoản vay có thể được cung cấp bởi Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Trung Quốc và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc, theo kế hoạch.
Quỹ được đưa ra để kích thích thị trường bất động sản, giải cứu các nhà phát triển. Nguồn vốn sẽ chỉ được sử dụng cho việc xây dựng và bàn giao các dự án khu dân cư đã được bán hoặc tạm dừng do khó khăn về thanh khoản của các chủ đầu tư.
Chính quyền địa phương sẽ thông qua các dự án nhà ở tại địa phương và xem xét tài sản và nợ phải trả của các nhà phát triển trước khi cho vay vốn.
Đơn xin vay sẽ đến hạn vào cuối tháng 3/2023.
Kế hoạch này được đưa ra sau khi nhiều người mua nhà ở Trung Quốc ngừng thanh toán đối với hơn 100 dự án đã bán trước ở hơn 50 thành phố vào tháng 7 trong các cuộc biểu tình phản đối việc chậm giao nhà của các chủ đầu tư.
Theo chính sách “ba lằn ranh đỏ”, nhiều nhà phát triển bất động sản đầu tư quá mức ở Trung Quốc như Evergrande, Shimao và Sunac đã quá thời hạn trả nợ.
Một số nhà phân tích nước ngoài cho rằng nguyên nhân cơ bản của cuộc khủng hoảng này là do thị trường quá nóng không thể kiểm soát được dẫn đến tình trạng thái quá, và sự thiếu hiệu quả của những thay đổi chính sách không giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề.
Trong nhiều năm qua, các tòa nhà chung cư mọc lên khắp Trung Quốc khi người dân chuyển từ nông thôn lên thành phố và các nhà phát triển dễ dàng tiếp cận tín dụng. Nhưng rõ ràng là các nhà đầu tư bất động sản - chứ không phải những người mua nhà thực tế - mới là những người thúc đẩy nhu cầu trong cơn sốt đầu cơ khiến các căn hộ rộng lớn bị bỏ trống. Giá bất động sản tăng vọt và quyền sở hữu nhà ngày càng trở nên không có khả năng chi trả đối với tầng lớp trung lưu của Trung Quốc. Đồng thời, một vấn đề khác đang nảy sinh: Các nhà phát triển đã tích lũy một núi nợ để tiếp tục xây dựng với tốc độ chóng mặt.
Trong những năm gần đây, các quan chức chính phủ của Trung Quốc đã bắt đầu nhận thấy rủi ro tiềm ẩn trong mô hình tăng trưởng kinh tế dựa vào tài sản đó. Chủ tịch Tập Cận Bình đã lặp lại lời khuyến khích rằng “những ngôi nhà được xây dựng để ở, không phải để đầu cơ”.
Vào tháng 8 năm 2020, chính phủ Trung Quốc quyết định can thiệp để làm xẹp bong bóng nhà đất trước khi nó vỡ ra. Bộ Nhà ở và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã công bố chính sách “ba lằn ranh đỏ”, đưa ra ba tiêu chuẩn để đánh giá mức độ nợ của các nhà phát triển. Nếu các cơ quan quản lý nhận thấy rằng một nhà phát triển đã vượt quá bất kỳ điểm chuẩn nào, họ sẽ đặt giới hạn về khả năng vay thêm của nhà phát triển.
Và thực tế, nhiều nhà phát triển lớn nhất của Trung Quốc đã vượt qua ngưỡng giới hạn - và tất cả các công ty này bây giờ phải bắt đầu cân bằng lại bảng cân đối kế toán. Điều đó khiến các công ty này thiếu tiền mặt cần thiết để hoàn thành các căn hộ đã cam kết bàn giao với người mua trên khắp đất nước.
-
Khủng hoảng bất động sản Trung Quốc đe dọa triển vọng kinh tế toàn cầu
Suy thoái dai dẳng và sâu sắc hơn của thị trường bất động sản Trung Quốc có thể tạo ra áp lực đối với đà tăng trưởng kinh tế của thế giới.
-
Thêm nhà phát triển bất động sản hàng đầu Trung Quốc trên bờ vực vỡ nợ
Cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc sắp bước sang năm thứ 5, nhưng rắc rối nợ nần của các doanh nghiệp có vẻ vẫn ngày càng chồng chất. Trái phiếu đồng USD của các công ty địa ốc đang bị giảm sâu trên thị trường, việc phát hành nợ mới trở nên...
-
Trung Quốc đẩy mạnh hỗ trợ tỷ giá nhân dân tệ dưới sức ép từ đồng USD
Theo Nikkei Asia Review, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) vừa phát tín hiệu về việc tăng cường hỗ trợ nhân dân tệ để ngăn đà suy yếu nhanh của đồng tiền này sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự báo giảm lãi suất ít hơn trong năm 2025 khiến ...
-
Thái Lan trở thành điểm nóng của các nhà đầu tư bất động sản Trung Quốc
Người Trung Quốc là những nhà đầu tư nước ngoài có nhiều giao dịch bất động sản nhất tại Thái Lan, chiếm gần 46% tổng số căn hộ chung cư do người nước ngoài đã mua vào năm 2023.