Vốn hóa Hòa Phát lên cao nhất 1 năm
Kết thúc phiên giao dịch chứng khoán ngày 28/6, cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát đóng cửa tại mức giá 26.600 đồng/cổ phiếu. Với mức giá này, vốn hóa thị trường của Hòa Phát đã chính thức vượt mốc 150.000 tỉ đồng, cao nhất trong hơn 1 năm qua (kể từ ngày 10/6/2022). So với vùng đáy hồi giữa tháng 11/2022, vốn hóa nhà sản xuất thép này đã tăng một mạch hơn 80.000 tỉ đồng.
Ngoài ra, việc cổ phiếu HPG tăng mạnh cũng đã giúp vốn hóa Hòa Phát leo lên vị trí thứ 6 trong danh sách các doanh nghiệp có vốn hóa nhất sàn chứng khoán.
"Vua thép" Trần Đình Long trở thành người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt
Đi cùng đà phục hồi mạnh của thị giá cổ phiếu với việc là cổ đông lớn nhất tại Hòa Phát, giá trị tài sản ròng Chủ tịch HĐQT Hòa Phát Trần Đình Long cũng tăng thêm cả tỉ USD trong giai đoạn này, theo ước tính của Forbes.
Cụ thể, theo số liệu cập nhật từ tạp chí này đến ngày 28/6, ông Long hiện sở hữu khối tài sản ròng 2,3 tỉ USD, tăng hơn 1,3 tỉ USD so với giữa tháng 11/2022 – thời điểm cổ phiếu HPG giảm sâu về vùng 12.000 đồng/cổ phiếu.
Hiện tại, phần lớn tài sản của ông Long vẫn đến từ hơn 1,5 tỉ cổ phiếu HPG nắm giữ trực tiếp, tương đương 26,08% vốn Hòa Phát. Với thị giá hiện tại, lượng cổ phiếu này có giá trị hơn 40.000 tỷ đồng.
Nếu tính cả lượng cổ phiếu do bà Vũ Thị Hiền (vợ ông Long) cùng một số người thân trong gia đình nắm giữ, lượng cổ phiếu HPG có liên quan tới Chủ tịch Hòa Phát hiện lên tới 2,03 tỉ đơn vị, tương đương gần 35% vốn doanh nghiệp. Với định giá hiện tại, số cổ phiếu này có giá trị khoảng 52.800 tỉ đồng.
Doanh nghiệp của ông Trần Đình Long đang kinh doanh ra sao?
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 diễn ra hồi cuối tháng 3 vừa qua, Chủ tịch Trần Đình Long khẳng định “giai đoạn khó khăn nhất của ngành thép đã qua”.
Năm 2022, doanh nghiệp do ông Trần Đình Long làm Chủ tịch HĐQT chỉ đạt 34% kế hoạch lợi nhuận
Nhận định của ông Long trùng khớp với số liệu mà Hòa Phát công bố gần đây. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tháng 5 của Hòa Phát cho thấy, bán hàng thép xây dựng, thép cuộn cán nóng và phôi thép đạt 530.000 tấn, giảm 20% so với cùng kỳ nhưng tăng 16% so với tháng 4 vừa qua và lên cao nhất từ đầu năm.
Công suất sản xuất thép thô của doanh nghiệp này đạt 565.000 tấn, tiếp tục nhích lên so với tháng trước, dù vẫn còn thấp so với cùng kỳ. Mặc dù sản lượng bán hàng và công suất sản xuất đã tăng so với các tháng trước, nhưng Hòa Phát vẫn đối diện với rất nhiều khó khăn, trong bối cảnh sức hấp thụ của thị trường còn yếu trong ngắn và trung hạn.
Năm ngoái, ngành thép suy giảm cả về doanh thu và lợi nhuận do gặp nhiều khó khăn khi giá thép thế giới lao dốc tạo sức ép lên giá thép trong nước. Khó khăn đã được ông Trần Đình Long nêu ngay từ đầu năm, tại cuộc họp cổ đông thường niên. Điều này cũng phản ánh lên kết quả kinh doanh của doanh nghiệp này.
Trong quý đầu năm 2023, Hòa Phát ghi nhận doanh thu đạt 26.865 tỉ đồng, giảm 39% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 383 tỉ, giảm đến hơn 95% so với cùng kỳ nhưng đã khả quan hơn nhiều so với mức lỗ lên đến hàng nghìn tỉ trong 2 quý trước đó.
Lãnh đạo Hòa Phát cho biết, trong quý đầu năm, sản xuất thép và sản phẩm liên quan vẫn là hoạt động chủ lực, đóng góp 94% lợi nhuận sau thuế toàn tập đoàn.
Các lĩnh vực hoạt động khác gồm nông nghiệp, bất động sản và điện máy gia dụng vẫn tiếp tục phát triển theo định hướng, kế hoạch đã đề ra. Trong mảng nông nghiệp, trứng gà Hòa Phát hiện dẫn đầu về sản lượng tiêu thụ tại phía Bắc. Các trang trại chăn nuôi heo giữ quy mô đàn nhằm cung ứng cho thị trường.
Đối với mảng bất động sản, Hòa Phát đang tập trung hoàn thiện các thủ tục pháp lý đối với các dự án bất động sản khu đô thị, đồng thời triển khai mở rộng Khu công nghiệp Yên Mỹ II.
Hiện nay, Hòa Phát sở hữu và vận hành 3 khu công nghiệp, bao gồm khu công nghiệp Phố Nối A có quy mô hơn 689 ha (Hưng Yên), khu công nghiệp Hòa Mạc quy mô 131ha (Hà Nam), khu công nghiệp Yên Mỹ II quy mô 313,5ha (Hưng Yên). Tổng quỹ đất khu công nghiệp được phê duyệt quy hoạch là 1133,44ha.
Kế hoạch trong vòng 10 năm tới, doanh nghiệp của tỷ phú Trần Đình Long sẽ xây những đại đô thị quy mô 300-500ha và có thêm 10 khu công nghiệp. Bên cạnh tôn, thép… tiền mặt chính là lợi thế của Hòa Phát khi lấn sân sang lĩnh vực bất động sản.
Về mảng điện máy gia dụng, doanh nghiệp này đang triển khai mở rộng sản xuất, bán hàng đa kênh. Trong đó, doanh nghiệp này đã hoàn thành và đưa vào hoạt động Nhà máy sản xuất tủ lạnh, tủ đông công suất 375.000 sản phẩm/năm tại KCN Phú Mỹ II mở rộng.
Lãnh đạo Hòa Phát nhận định, tình hình thị trường quý 2/2023 vẫn còn nhiều khó khăn, bên cạnh dự án Hòa Phát Dung Quất 2, tập đoàn sẽ đẩy mạnh khôi phục sản lượng sản xuất thép tại Hải Dương và Quảng Ngãi tùy theo nhu cầu thị trường nhằm đảm bảo tồn kho hợp lý.
-
Tỷ phú Trần Đình Long “soán ngôi” Chủ tịch Vingroup, trở thành người giàu nhất trên sàn chứng khoán
Tính theo giá trị cổ phiếu đang nắm giữ, tài sản của Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long đang dẫn đầu các tỷ phú trên sàn chứng khoán với hơn 38.000 tỷ đồng.
-
Hòa Phát của tỉ phú Trần Đình Long “ôm” nợ hơn 60.000 tỉ, tài sản tăng mạnh lên gần 7,4 tỉ USD
Tại thời điểm cuối quý 1.2023, nợ phải trả của Tập đoàn Hòa Phát xấp xỉ 79.000 tỉ đồng, trong đó nợ đi vay là hơn 60.000 tỉ đồng.
-
Hãng thép 50 năm tuổi tại miền Nam huy động thêm vốn từ cổ đông để xây nhà máy tại Đồng Nai
Doanh nghiệp này sẽ dùng toàn bộ nguồn tiền mới để đầu tư dự án sản xuất thép cán xây dựng, bổ sung công đoạn luyện phôi thép công suất 150.000 tấn sản phẩm/năm tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 - Nhơn Phú, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai....
-
Một “ông lớn” ngành thép bất ngờ được dự báo lợi nhuận tăng tới 1.600% trong năm 2024
Năm 2024, doanh nghiệp này được dự báo lợi nhuận tăng cao tới 1.600% nhờ mức nền thấp năm ngoái, đạt mức 510 tỷ đồng.
-
Các nhà sản xuất thép lớn trong nước có thể giành thêm thị phần nhờ vụ điều tra bán phá giá thép Trung Quốc
Năm 2025, MBS cho rằng thị phần của các doanh nghiệp thép lớn trong nước có thể cải thiện nhờ sự đóng góp của thuế. chống bán phá giá.