Theo thông tin từ Tập đoàn Hòa Phát, sản lượng trứng gà của Công ty TNHH Gia cầm Hòa Phát đạt quy mô 900.000 quả/ngày, dẫn đầu thị phần số 1 về sản lượng cung cấp trứng gà khu vực phía Bắc.
Gà đẻ trứng của Hòa Phát có nguồn gốc từ giống Hyline Brown, nhập khẩu từ trang trại Anh, Australia và được nuôi theo mô hình công nghệ cao tại trại giống, tập trung theo chuẩn VietGAP.
Mảng thép gặp khó, Hòa Phát đẩy mạnh bán trứng gà với hơn 900.000 quả/ngày
Bên cạnh giống gà siêu trứng Hy-Line Brown, Hòa Phát mới đây vừa ra mắt dòng trứng gà mới, giống nhập trực tiếp từ Mỹ. Đây là giống gà đẻ trứng hồng Hy-Line Sonia, có nguồn gốc từ Hy-Line International với tỷ lệ đẻ vượt trội, khả năng sinh tồn tốt, tiêu tốn thức ăn thấp, trọng lượng gà xuất bán khi hết thời gian khai thác cao.
Nhà sản xuất thép này cho biết, gà Hy-Line Sonia là giống gà nhanh nhẹn, khỏe mạnh, dễ thích ứng với các điều kiện chăn nuôi khác nhau nên có khả năng sinh tồn lên đến 98%. Ngoài ra, giống gà này còn có lượng tiêu tốn thức ăn trung bình mỗi ngày thấp, chỉ khoảng 101-106g/gà/ngày.
Theo đó, tỷ lệ đẻ của gà Hy-Line Sonia khi đạt đỉnh 95-97%. Tổng số trứng/gà đạt 311-318 quả tại tuần 70, trọng lượng trứng trung bình tại tuần này nằm trong khoảng 63,8-65,8g. Trứng có màu kem hồng tương tự trứng gà ta, phù hợp với xu hướng tiêu dùng của người Việt Nam.
Được biết, Hòa Phát bắt đầu tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp từ năm 2015, khởi đầu với mảng chăn nuôi và thức ăn gia súc. Sau đó, công ty này mở rộng hoạt động sang mảng gia cầm. Hiện tại công ty bán trứng cho các đại lý tại Hà Nội, các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung bộ. Ngoài ra, công ty còn bán gà giống cho các trang trại.
Trong khi khó khăn đang bủa vây lấy ngành thép như hiện nay, thì nông nghiệp với những sản phẩm đầu ra như trứng gà, thịt lợn, bò... sẽ tăng tỷ trọng đóng góp trong tổng lợi nhuận của Hòa Phát.
Về kết quả kinh doanh, 6 tháng đầu năm nay, Hòa Phát ghi nhận 56.665 tỷ đồng doanh thu và hơn 1.830 tỷ đồng lợi nhuận, lần lượt giảm 30% và 85% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, các lĩnh vực như nông nghiệp, bất động sản, điện máy gia dụng vẫn được khẳng định tích cực, mảng thép vẫn khó khăn khi nhu cầu giảm.
Năm 2023, Hòa Phát đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 150.000 tỷ đồng và lãi sau thuế 8.000 tỷ đồng. So với kế hoạch đặt ra, doanh nghiệp này này mới chỉ hoàn thành 23% về lợi nhuận, 37% về doanh thu cả năm.
-
Chứng khoán MBS dự báo lợi nhuận ròng của "ông lớn" ngành thép Hòa Phát sẽ được cải thiện đáng kể, ước đạt gần 5.600 tỷ đồng trong năm 2023 nhờ giá nguyên liệu đầu vào giảm mạnh và tỷ giá ổn định.
-
Những vỏ container loại 20 feet đầu tiên được Hòa Phát tung ra thị trường sau 2 năm đầu tư sản xuất tại Bà Rịa - Vũng Tàu.
-
Hãng thép 50 năm tuổi tại miền Nam huy động thêm vốn từ cổ đông để xây nhà máy tại Đồng Nai
Doanh nghiệp này sẽ dùng toàn bộ nguồn tiền mới để đầu tư dự án sản xuất thép cán xây dựng, bổ sung công đoạn luyện phôi thép công suất 150.000 tấn sản phẩm/năm tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 - Nhơn Phú, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai....
-
Một “ông lớn” ngành thép bất ngờ được dự báo lợi nhuận tăng tới 1.600% trong năm 2024
Năm 2024, doanh nghiệp này được dự báo lợi nhuận tăng cao tới 1.600% nhờ mức nền thấp năm ngoái, đạt mức 510 tỷ đồng.
-
Các nhà sản xuất thép lớn trong nước có thể giành thêm thị phần nhờ vụ điều tra bán phá giá thép Trung Quốc
Năm 2025, MBS cho rằng thị phần của các doanh nghiệp thép lớn trong nước có thể cải thiện nhờ sự đóng góp của thuế. chống bán phá giá.