Theo thống kê của Forbes, tính đến ngày 26/6 (theo giờ Việt Nam), giá trị tài sản ròng của ông Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát là 2,1 tỷ USD, xếp thứ 1.428 thế giới và thứ 2 trong top 6 tỷ phú USD Việt Nam. Như vậy, sau hơn nửa năm qua kể từ thời điểm tài sản mất mốc 1 tỷ USD, Chủ tịch Hòa Phát đã có thêm 1,1 tỷ USD.
Giá cổ phiếu tăng giúp Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long trở thành người giàu nhất sàn chứng khoán
Đà phục hồi của cổ phiếu HPG trong thời gian gần đây đã giúp giá trị tài sản của ông Trần Đình Long tăng thêm hàng chục nghìn tỷ đồng. Thời gian gần đây, nhóm cổ phiếu thép, trong đó có Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long tăng trưởng tích cực sau khi sản lượng thép tháng 5 phục hồi, đồng thời giá thép cuộn cán nóng (HRC) tăng trở lại.
Kể từ đáy hồi giữa tháng 11/2022, thị giá cổ phiếu HPG đã tăng 105% lên 25.200 đồng/cổ phiếu trong phiên giao dịch 26/6. Riêng từ đầu năm nay, giá cổ phiếu HPG đã tăng 40%, qua đó leo lên mức cao nhất trong vòng một năm trở lại đây.
Với việc cổ phiếu HPG tăng mạnh đã giúp vốn hóa của Hòa Phát tăng lên hơn 146.000 tỷ đồng. Theo đó, mức vốn hóa này đã đưa doanh nghiệp đầu ngành thép leo lên vị trí thứ 7 trong danh sách các cổ phiếu giá trị nhất toàn sàn chứng khoán.
Đồng thời, giá trị tài sản của tỷ phú Trần Đình Long cũng cải thiện mạnh theo đà tăng của cổ phiếu HPG. Hiện ông Long vẫn là cổ đông lớn nhất tại Hòa Phát với hơn 1,51 tỷ cổ phiếu HPG nắm giữ, tương đương 26,08% vốn. Kết phiên ngày 26/6, lượng cổ phiếu HPG của ông Long có trị giá trên 38.000 tỷ đồng.
Như vậy, nếu tính riêng giá trị tài sản căn cứ theo lượng cổ phiếu nắm giữ trực tiếp tại các doanh nghiệp (không tính phần cổ phiếu nắm qua công ty liên quan và người thân), ông Trần Đình Long đã vượt qua ông Phạm Nhật Vượng (hiện nắm 690 triệu cổ phiếu VIC trị giá gần 36.000 tỷ đồng) để trở thành người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam.
Sở dĩ tài sản tính trên giá trị cổ phiếu nắm giữ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng giảm không chỉ do giá cổ phiếu VIC mà còn do Chủ tịch Vingroup sử dụng cổ phần để góp vốn thành lập công ty. Hồi tháng 3/2023, ông Vượng giao dịch chuyển nhượng hơn 49 triệu cổ phiếu VIC để góp vốn vào Công ty CP Di chuyển Xanh và Thông minh GSM.
Tuy nhiên, nếu tính cả phần cổ phiếu các doanh nhân nắm giữ gián tiếp thông qua người thân và công ty liên quan, tổng giá trị tài sản trên sàn chứng khoán của ông Phạm Nhật Vượng vẫn đạt trên 108.000 tỷ đồng.
Hồi đầu năm 2022, tạp chí Forbes (Mỹ) công bố danh sách tỷ phú thế giới với sự góp mặt của 7 tỷ phú đến từ Việt Nam. Vào thời điểm đó, tổng tài sản của cả 7 tỷ phú được Forbes ước tính khoảng 21,2 tỷ USD. Tuy nhiên, trước hàng loạt biến cố và rung lắc trên thị trường chứng khoán, giá trị tài sản của các tỷ phú từng bốc hơi 9,2 tỷ USD trong năm 2022. Đáng chú ý, tài sản ròng của tỷ phú Trần Đình Long thậm chí rơi xuống dưới ngưỡng 1 tỷ USD hồi đầu tháng 11/2022. Trước đó, vị Chủ tịch Hòa Phát từng nắm giữ 3,2 tỷ USD và là người giàu thứ 2 trong danh sách 7 tỷ phú USD tại Việt Nam của Forbes.
Biến động tài sản của ông Long chủ yếu gắn liền với giá trị cổ phiếu HPG trên thị trường chứng khoán. Giai đoạn ngày 11/3 đến 10/11/2022, cổ phiếu này giảm từ 47.600 đồng/cổ phiếu xuống còn 12.100 đồng/cổ phiếu, tương đương mức giảm hơn 75%.
-
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng tặng 1 tỷ USD cho VinFast từ nguồn tài sản cá nhân
Ông Phạm Nhật Vượng sẽ hiến tặng 1 tỷ USD cho VinFast từ nguồn tài sản cá nhân, Vingroup tài trợ không hoàn lại 500 triệu USD, đồng thời cho VinFast vay 1 tỷ USD với thời hạn tối đa 5 năm.
-
Chủ tịch Novaland Bùi Thành Nhơn không còn là tỷ phú USD
Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách tỷ phú thế giới năm 2023. Đáng chú ý, ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch Novaland không còn trong danh sách này.
-
Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long nói gì trong "tâm thư" gửi cổ đông?
Trong cùng một năm mà ngành bất động sản từ nóng chuyển sang nguội dần và đóng băng vào cuối năm. Tỷ giá, lãi suất cũng lên cơn sốt chưa từng có đã khiến Hòa Phát lần đầu tiên ghi nhận kết quả kinh doanh lỗ sâu liên tiếp trong 2 quý cuối năm, lợi nhuận cả năm giảm 76% so với năm 2021.
-
Công ty sản xuất nhựa lớn nhất miền Bắc với 3 nhà máy và 1.500 lao động báo lãi cao kỷ lục, có hơn nghìn tỷ gửi ngân hàng
Năm 2023, Nhựa Tiền Phong ghi nhận 5.176 tỷ đồng, giảm 9% song lãi sau thuế tăng 16,5% so với năm trước, đạt 559 tỷ đồng, đây cũng là mức lợi nhuận năm cao nhất của công ty kể từ khi niêm yết.
-
Cổ phiếu một công ty thép bất ngờ “tím lịm” 3 phiên liên tiếp sau thông tin hoán đổi cổ phần để cấn trừ nợ
Kết phiên giao dịch ngày 12/12, cổ phiếu của Công ty CP Thép Pomina (mã chứng khoán POM) dừng ở mức 5.810 đồng/cp với hơn 6 triệu đơn vị khớp lệnh - mức thanh khoản kỷ lục trong lịch sử niêm yết của cổ phiếu thép này....
-
Lý do đằng sau việc Tập đoàn Hoa Sen bất ngờ xin lùi thời gian tổ chức ĐHĐCĐ niên độ 2023-2024
Do cần thời gian đánh giá, dự liệu cẩn trọng kế hoạch kinh doanh trong tình hình thị trường đang có nhiều biến động khó lường, Hoa Sen xin gia hạn thời gian tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên tới ngày 18/3/2024....