CafeLand - Trong một bình luận mới đây, ông David Jackson, CEO Colliers Việt Nam, cho biết Covid-19 tuy mang đến nhiều khó khăn thách thức nhưng trong giai đoạn khó khăn chung do đại dịch gây ra, nhiều doanh nghiệp bán lẻ đã áp dụng một số mô hình mới.

Ông David Jackson chỉ ra 3 hình thức bán lẻ nhanh chóng thích ứng trong các đợt dịch vừa qua.

Cửa hàng trong cửa hàng (shop in shop)

Thương vụ Masan mua 20% cổ phần của Công ty Phúc Long Heritage, cùng hợp tác phát triển mô hình kiốt Phúc Long tại VinMart+ mới đây là một ví dụ tiêu biểu của việc áp dụng mô hình này.

Với mô hình này, phía Phúc Long sẽ tiết kiệm được các chi phí thuê mặt bằng, nhanh chóng mở rộng được chuỗi hệ thống theo các điểm bán có sẵn của Vinmart+. Trong khi đó, Vinmart+ có thể thu hút thêm khách hàng từ nhiều phân khúc khác nhau, bao gồm cả giới trẻ, gia tăng trải nghiệm cho khách hàng của mình.

Colliers Việt Nam đánh giá rằng mô hình này giúp các doanh nghiệp dùng các lợi thế của chính mình để bổ khuyết cho điểm bất lợi của đối tác và ngược lại. Trong trường hợp các cửa hàng Phúc Long không thể đón khách tại chỗ vì giãn cách xã hội, họ vẫn có thêm kênh tiêu thụ khác nhờ sự “chắp cánh” của hệ thống VinMart+. Trong khi đó, VinMart+ lại ghi thêm điểm cộng trong mắt khách hàng, trong đó có giới trẻ.

Cửa hàng đa thương hiệu (multi-brand store)

Việc PNJ phân phối các sản phẩm của thương hiệu trang sức quốc tế Pandora trong hệ thống cửa hàng của mình có thể được xem là một minh họa cho mô hình này.

Bước đi này sẽ giúp PNJ có thể có thêm khách hàng và từng bước gia tăng tính quốc tế cho thương hiệu, phục vụ cho mục tiêu trở thành một trong những nhà bán lẻ hàng đầu châu Á.

Thế Giới Di Động thử nghiệm bán xe đạp tại một số cửa hàng Điện Máy Xanh. Ảnh: Ngôi sao

Ông David Jackson đánh giá sự kết hợp này sẽ giúp PNJ tối ưu hóa mặt bằng, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao trải nghiệm khách hàng, tiết kiệm được nhiều chi phí và tối ưu hóa lợi nhuận. Trong khi đó, sản phẩm của Pandora sẽ được “địa phương hóa” tốt hơn nhờ vào kinh nghiệm lâu năm của PNJ tại thị trường bản địa. Đây đều là những yếu tố mà các doanh nghiệp đều mong muốn có được trong thời điểm đầy khó khăn do đại dịch Covid-19 này.

Ngoài ra, có một số các mô hình có thể được xem là “lai” giữa hai mô hình bên trên. Chẳng hạn như việc Thế Giới Di Động thử nghiệm bán xe đạp từ các thương hiệu RoyalBaby, Giant hay Fornix tại một số cửa hàng Điện Máy Xanh.

Bán hàng đa kênh (omni-channel)

Mô hình này đang trở thành lựa chọn hàng đầu của doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch. Để tương tác với khách hàng tiềm năng mọi lúc, mọi nơi có thể, trên mọi nền tảng, doanh nghiệp tích hợp đồng bộ các kênh “cửa hàng bán lẻ – trang web e-commerce đến trung tâm chăm sóc khách hàng và mạng xã hội” vào một hệ thống quản trị chung.

Khi hành vi người tiêu dùng thay đổi, mua sắm online dần phổ biến, việc áp dụng mô hình này cùng với việc chú trọng các kênh digital sẽ giúp doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng tốt hơn, tiếp cận và chăm sóc khách hàng hiệu quả hơn.

Khi truy cập trang web bán hàng, một khách hàng đã bỏ sản phẩm vào giỏ hàng nhưng chưa quyết định mua. Vài giờ sau, khi họ lướt Facebook, quảng cáo sản phẩm đó sẽ xuất hiện, nhắc nhở người này. Vậy là khả năng vị khách quay lại website bán hàng bấm nút mua ngay sẽ cao hơn nhiều.

Trong bối cảnh dãn cách xã hội ở một vài tỉnh thành như hiện nay, dịch vụ đi chợ hộ mà nhiều thương hiệu bán lẻ áp dụng đã đáp ứng rất tốt nhu cầu của người tiêu dùng. Khách hàng đặt hàng qua ứng dụng, sản phẩm sau đó được vận chuyển đến tận cửa. Bằng cách này, các doanh nghiệp bán lẻ tiếp tục duy trì doanh thu, thậm chí là tăng trưởng trong bối cảnh doanh nghiệp ở nhiều ngành kinh tế khác gặp vô vàn khó khăn.

Ông David Jackson cho rằng đây là mô hình sẽ được áp dụng mạnh mẽ bởi các doanh nghiệp trong thời gian tới đây do các ưu điểm vượt trội đến từ việc áp dụng công nghệ. Doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng không khó khăn để áp dụng mô hình này nếu hiểu biết quá trình cơ bản. Đây đều là những bước đi phù hợp và sáng tạo của các doanh nghiệp để ứng phó với bài toán tiết giảm chi phí, duy trì doanh thu và thậm chí là vẫn có thể tăng trưởng trong đại dịch.

  • Thấy gì từ những vụ “nhường sân” trên thị trường bán lẻ?

    Thấy gì từ những vụ “nhường sân” trên thị trường bán lẻ?

    CafeLand - Chỉ trong một thời gian ngắn, thị trường bán lẻ Việt Nam được khuấy động bởi hai thương vụ lớn. Sự chuyển mình của xu hướng bán lẻ trong thời đại mới, hay các thay đổi trong hành vi của người tiêu trong thời gian vừa qua đã và đang đặt ra nhiều thách thức cho thị trường bán lẻ 100 triệu dân.

Diệu Trang
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • eMagazine: Sun Group tìm hướng đi mới trong tâm dịch

    eMagazine: Sun Group tìm hướng đi mới trong tâm dịch

    Tìm hướng đi mới, xoay chuyển tình thế từ bị động sang chủ động gắn với tinh thần “3T” là cách mà Sun Group lựa chọn để đối mặt và vượt qua những thách thức mà đại dịch Covid-19 đặt ra. Trong một buổi trò chuyện cuối năm, bà Nguyễn Ngọc Thuý Linh, Tổ...

  • Đại dịch khiến nhu cầu mua ngôi nhà thứ hai lên cao kỷ lục

    Đại dịch khiến nhu cầu mua ngôi nhà thứ hai lên cao kỷ lục

    Đại dịch làm khối lượng tài sản của người giàu tăng lên nhanh chóng. Theo báo cáo, số cá nhân sở hữu tài sản trị giá trên 30 triệu USD đã tăng gần 10% vào năm ngoài. Điều này kéo theo nhu cầu cao kỷ lục đối với các bất động sản cao cấp hoặc những ngô...

  • Lợi nhuận homestay đâu chỉ đong đếm bằng tiền

    Lợi nhuận homestay đâu chỉ đong đếm bằng tiền

    Từ dạo bước chân vào làm homestay dù quy mô nhỏ xíu, mọi người vẫn mặc định tôi đang kinh doanh và thường hỏi về lợi nhuận. Đã là lợi nhuận thì nhất định câu trả lời phải bằng những con số, mọi câu trả lời khác được đánh giá thuộc dạng né tránh hoặc ...

 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.