Số tiền tích luỹ chưa được bao nhiêu nhưng vì sĩ diện nhiều người đánh liều mua nhà ở thành phố để có thể “nở mày nở mặt” với bạn bè, hàng xóm. Tuy nhiên, những biến cố khó lường như dịch bệnh Covid – 19 đang khiến họ hối hận không kịp.

Người vay mua nhà gặp khó vì dịch bệnh Covid - 19

Mua nhà được 10 tháng nhưng anh Nam đã có 9 tháng sống trong nỗi hoang mang lo lắng. Niềm vui khi có được căn nhà đầu tiên ở thành phố chỉ vỏn vẹn trong khoảng thời gian đầu. Đó là những lần ngồi nhậu với bạn bè anh không còn cảm giác “chông chênh” tụt lùi so với chúng bạn. Thỉnh thoảng, anh cũng thấy lòng “rộn ràng” khi nghe được ai đó khen có tài mới mua được nhà ở chốn đất chật người đông.

Tuy nhiên chút hoan hỉ đó không thể nào phủ lấp được mối lo bên trong chỉ mỗi mình anh Nam mới biết. Căn hộ chung cư vợ chồng anh mua có giá 2,5 tỉ đồng nhưng phải vay ngân hàng tới 1,5 tỉ đồng. Mỗi tháng tiền lãi và gốc trả phải trả ngân hàng hơn 18 triệu đồng.

Dù biết là mạo hiểm nếu so với thu nhập thực tế của hai vợ chồng nhưng anh Nam vẫn quyết định mua bởi tin rằng sau khi có nhà thì sẽ có động lực để làm việc nhiều hơn. Ngoài công việc chính thì anh dự định sẽ kiếm thêm việc làm thêm để cải thiện thu nhập. Phía môi giới bán nhà cũng liên tục động viên anh Nam nên mua vì nhà sẽ tiếp tục tăng giá, không mua bây giờ sẽ không còn cơ hội, ngân hàng cho vay hỗ trợ hết mình.

Tuy nhiên, người tính không bằng trời tính. Ngay sau khi mua nhà dịch bệnh Covid – 19 tiếp tục bùng phát khiến kế hoạch ban đầu của anh Nam đổ bể. Chưa kịp kiếm thêm việc mới để làm thì đợt dịch thứ 4 nghiêm trọng đã khiến vợ anh thôi việc ở nhà, trong khi thu nhập từ công việc của anh Nam cũng bị giảm hơn 50%. Khoản nợ ngân hàng để mua nhà mỗi tháng gần 20 triệu đồng ám ảnh vợ chồng anh chị cả ngày lẫn đêm.

“Nếu được chọn lại thì chắc sẽ không mua nhà khi điều kiện chưa đủ như vậy”, anh Nam chia sẻ.

Mua nhà khi chưa có kế hoạch tài chính rõ ràng rất mạo hiểm

Cùng cảnh ngộ, chị Lan cũng thừa nhận sai lầm khi mua căn nhà đầu tiên theo cảm xúc nhất thời. Số tiền tích luỹ chưa nhiều nhưng vì không chịu nổi “lời ra tiếng vào” của hàng xóm mỗi lần về quê mà chị đã quyết định mua nhà.

Chị Lan kể, cứ mỗi lần về quê gặp những người hàng xóm câu cửa miệng đầu tiên của họ luôn là “đã mua nhà ở thành phố chưa”. Tiếp sau đó là hàng loạt ví dụ so sánh kiểu con ông A, bà C cũng ở xóm này nhưng đã mua được nhà, xe ô tô cháu ở thành phố cả chục năm rồi sao vẫn chưa mua nhà.

Trong một lần vì không giữ được cảm xúc khi nghe những lời đàm tiếu của hàng xóm chị Lan đã “đốt cháy” giai đoạn trong kế hoạch mua nhà của mình với số tiền phải vay ngân hàng nhiều hơn dự kiến. Bây giờ mỗi lần về quê chị Lan không còn buồn lòng về những người hàng xóm nữa nhưng lại không vui bởi quyết định mang tính trẻ con của mình.

“Những lời nói của hàng xóm khi xưa chẳng thấm thía gì so với nỗi ám ảnh bây giờ khi nghĩ tới khoản tiền phải trả ngân hàng mỗi tháng. Chỉ vì một chút sĩ diện mà gánh nặng vào thân”, chị Lan hối tiếc.

Anh Tú, một nhà đầu tư bất động sản chia sẻ, theo quan điểm “an cư lạc nghiệp” thì căn nhà đóng vai trò nền tảng trong việc xây dựng một cuộc sống ổn định, sự nghiệp vững vàng. Dù xã hội ngày nay đã có nhiều thay đổi, song ý nghĩa trong câu nói của người xưa vẫn còn nguyên giá trị.

Tuy nhiên, để có được một căn nhà với những gia đình trẻ hiện nay ở các đô thị lớn như TP.HCM là không dễ dàng. Bởi thế, khi chưa có điều kiện để “an cư” nhiều người trẻ nên nỗ lực phát triển sự nghiệp trước gây dựng cho mình một công việc ổn định rồi mới tính tới chuyện mua nhà. Nếu mua nhà chỉ theo cảm tính, chưa có kế hoạch tài chính vững vàng thì rất mạo hiểm. Đặc biệt, trong những biến cố không lường trước được như dịch bệnh Covid – 19 thì người mua “không đỡ kịp”.

Ông Phan Công Chánh, chuyên gia đầu tư bất động sản cá nhân cho rằng, sử dụng đòn bẩy tài chính trong mua nhà là cách thông minh. Đặc biệt trong bối cảnh giá nhà đang quá cao so với mức thu nhập của người dân như hiện nay rất khó để mua được nhà nếu chỉ chờ tích luỹ từ thu nhập. Tuy nhiên, người mua cần nắm vững những quy tắc, bai toán về tài chính. Chẳng hạn, áp dụng quy luật 2 lần 50%: nghĩa là tiền vay không được vượt quá 50% giá sản phẩm và tiền trả hàng tháng không quá 50% tổng thu nhập hộ gia đình hàng tháng. Ngoài ra, người mua cũng cần có một khoản dự phòng nhất định để dùng trong những lúc khó khăn không lường trước được.

Nguyễn Văn
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • eMagazine: Sun Group tìm hướng đi mới trong tâm dịch

    eMagazine: Sun Group tìm hướng đi mới trong tâm dịch

    Tìm hướng đi mới, xoay chuyển tình thế từ bị động sang chủ động gắn với tinh thần “3T” là cách mà Sun Group lựa chọn để đối mặt và vượt qua những thách thức mà đại dịch Covid-19 đặt ra. Trong một buổi trò chuyện cuối năm, bà Nguyễn Ngọc Thuý Linh, Tổ...

  • Đại dịch khiến nhu cầu mua ngôi nhà thứ hai lên cao kỷ lục

    Đại dịch khiến nhu cầu mua ngôi nhà thứ hai lên cao kỷ lục

    Đại dịch làm khối lượng tài sản của người giàu tăng lên nhanh chóng. Theo báo cáo, số cá nhân sở hữu tài sản trị giá trên 30 triệu USD đã tăng gần 10% vào năm ngoài. Điều này kéo theo nhu cầu cao kỷ lục đối với các bất động sản cao cấp hoặc những ngô...

  • Lợi nhuận homestay đâu chỉ đong đếm bằng tiền

    Lợi nhuận homestay đâu chỉ đong đếm bằng tiền

    Từ dạo bước chân vào làm homestay dù quy mô nhỏ xíu, mọi người vẫn mặc định tôi đang kinh doanh và thường hỏi về lợi nhuận. Đã là lợi nhuận thì nhất định câu trả lời phải bằng những con số, mọi câu trả lời khác được đánh giá thuộc dạng né tránh hoặc ...

 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.