Thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, giá nhiều mặt hàng trong nhóm kim loại, nông sản và nguyên liệu công nghiệp như quặng sắt, ngũ cốc, cà phê… tăng vọt trong tuần giao dịch vừa qua.
Sau quyết định hạ lãi suất mạnh tay của Fed, trong phiên giao dịch cuối tuần, thị trường đón nhận tín hiệu tích cực về thước đo lạm phát Mỹ PCE (chỉ số giá tiêu dùng cá nhân). Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng tung ra gói kích thích nhằm vực dậy nền kinh tế. Những yếu tố này đã đẩy giá kim loại tăng mạnh.
Giá quặng sắt tăng vọt sau gói kích cầu của Trung Quốc
Khép lại tuần giao dịch cuối cùng của tháng 9 vừa qua, thị trường kim loại đã trải qua tuần khởi sắc khi giá các mặt hàng đồng loạt tăng mạnh, đặc biệt là sự bứt phá hơn 11% của giá quặng sắt.
Động thái kích thích kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc - quốc gia tiêu thụ kim loại hàng đầu đã tạo “cú huých” cho đà tăng giá các mặt hàng ngay từ đầu tuần.
Trong đó, giá đồng Comex tăng 5,91% lên 10.140 USD/tấn, mức cao nhất trong gần ba tháng trở lại đây. Giá quặng sắt cũng bứt phá 11,37% lên mức 102,09 USD/tấn.
Mới đây, chính phủ Trung Quốc đã công bố kế hoạch tung ra gói kích thích kinh tế lớn nhất và quan trọng nhất kể từ khi xảy ra đại dịch Covid-19 nhằm vực dậy nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại.
Gói kích thích này bao gồm hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc, cắt giảm lãi suất cho vay, phát hành 2.000 tỷ nhân dân tệ (khoảng 285,2 tỷ USD) trái phiếu đặc biệt, cùng với gói hỗ trợ cho lĩnh vực bất động sản bao gồm giảm chi phí vay lên tới 5.300 tỷ USD cho các khoản thế chấp và nới lỏng các yêu cầu khi mua nhà. Điều này tạo ra triển vọng nhu cầu quặng sắt của quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới.
Ngoài ra, cam kết của chính phủ nước này về việc triển khai chi tiêu tài chính cần thiết để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 5% càng làm tăng kỳ vọng của thị trường về các biện pháp kích thích tài khóa mới.
-
Ngành thép bước vào chu kỳ phục hồi, một “ông lớn” có thể tăng trưởng lợi nhuận hơn 2.300%
MBS dự báo giá thép xây dựng và HRC Việt Nam sẽ có mức hồi phục tích cực kể từ quý 4/2024 khi áp lực từ thép giá rẻ Trung Quốc dần giảm bớt, qua đó giúp lợi nhuận các doanh nghiệp đầu ngành tăng trưởng đáng kể.








-
Hãng thép đầu tiên điều chỉnh tăng giá bán sau khi thép mạ Trung Quốc, Hàn Quốc bị áp thuế
Giá thép nội địa bắt đầu tăng trở lại, ngay sau khi Việt Nam tuyên bố áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với sản phẩm thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Hoa Sen là doanh nghiệp tiên phong điều chỉnh giá bán....
-
Vụ sập tòa nhà 30 tầng ở Thái Lan: Phát hiện thép xây dựng không đạt chuẩn, sản xuất tại 1 nhà máy đã bị yêu cầu đóng cửa
Thái Lan cho biết một số mẫu thép trong tòa nhà bị sập ở Bangkok là loại không đạt tiêu chuẩn, được sản xuất từ một nhà máy đã bị yêu cầu đóng cửa từ tháng 12/2024.
-
Chuyện Gì Đang Xảy Ra? Các nhà máy thép Trung Quốc đột ngột cắt giảm sản lượng
Một số nhà máy thép lớn tại Trung Quốc đã bắt đầu cắt giảm sản lượng, đánh dấu bước đi đầu tiên trong nỗ lực giảm dư cung trên thị trường.