CafeLand - Dù đã “cân đo đong đếm” kỹ càng, nhiều lần “cầm lên đặt xuống” mới quyết định mua nhà, nhưng dịch Covid-19 bất ngờ ập đến làm nhiều người mua nhà rơi vào cảnh lao đao khi mọi dự tính không như dự tính.

Cuối năm 2019, Bích, lập trình viên của một công ty tại quận 1 TP.HCM, quyết định mua một căn hộ tại quận 12 sau 7 năm đi làm vì xác định sẽ sống và làm việc lâu dài tại thành phố. Căn hộ của cô rộng gần 60m2, trị giá 1,6 tỉ đồng.

“Khi mua nhà, tôi để dành được khoảng 600 triệu đồng, bố mẹ cho mượn 200 triệu, phần còn lại vay ngân hàng. Kế hoạch trả nợ ngân hàng chưa đến chục triệu mỗi tháng với thời gian vay 20 năm”, cô nói.

Cô gái 29 tuổi cho biết giá bất động sản tại TP.HCM trong những năm qua tăng rất mạnh nên muốn mua nhà sớm và coi đây là một khoản đầu tư. Thêm vào đó, với thu nhập khoảng 40 triệu đồng mỗi tháng, cô trích ra khoảng ¼ thu nhập để trả nợ ngân hàng là vừa sức nên cô không quá lo lắng.

Nhưng hiện tại, Bích đang đau đầu vì tình hình Covid-19. Trải qua 2 năm dịch bệnh, công ty làm ăn khó khăn, lương nhân viên vị cắt giảm phân nửa. Nguồn thu nhập khác đến từ các dự án bên ngoài cũng bị gián đoạn cả hai năm nay khiến Bích chật vật xoay xở khi vừa lo chi phí cho em trai học đại học và gồng gánh trả góp tiền nhà.

Covid-19 bất ngờ ập đến làm nhiều người mua nhà rơi vào cảnh lao đao khi mọi dự tính không như kế hoạch

Tương tự như Bích, giữa năm 2020, anh Kim mua một mảnh đất tại huyện Hóc Môn với giá hơn 1,5 tỉ đồng. Lúc đó, anh có trong tay chỉ 500 triệu đồng, số còn lại mượn bạn bè và vay ngân hàng.

Trước khi ký hợp đồng với bên ngân hàng, anh Kim khá hoảng khi nhìn con số trả lãi sau 15 năm gần bằng số tiền mình vay. Dù vậy, khát khao có “miếng đất cắm dùi” đồng thời nghĩ hai vợ chồng sẽ tích cực làm thêm để trả trước hạn, anh vẫn quyết định vay mượn để mua.

Tuy nhiên, năm đầu tiên, một vài người quen cho anh vay lần lượt đòi nợ. Vợ chồng anh phải “giật gấu vá vai”, mượn tạm chỗ nọ để trả chỗ kia. Phần thu nhập thụ động đến từ việc làm thêm trong dịch bệnh cũng bị ngắt hẳn. Tìm việc làm thêm trong thời buổi dịch bệnh không dễ dàng, anh chị không kiếm được khoản thu nhập bên ngoài nào.

“Đến thời điểm này, công ty tôi nợ lương đã gần 4 tháng. Vợ vẫn có việc làm nhưng thu nhập giảm sút rõ rệt, chỉ biết kiếm thêm chút đỉnh bằng việc bán hàng online. Tôi được giãn nợ vài tháng nhưng với tình thế hiện nay sau khi hết dịch, thu nhập cũng không đột phá lên được nên hai vợ chồng chỉ biết tới đâu tính tới đó”, anh Kim tỏ ra lo lắng.

Trong báo cáo mới đây, Hội môi giới bất động sản Việt Nam, nhận định do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên thu nhập của người dân trên tổng thể bị sụt giảm. Ngay từ đầu quý 2/2021, Việt Nam đối diện đợt dịch Covid-19 lần thứ 4, lây lan trên diện rộng và kéo dài nhiều tháng đã gây ảnh hưởng lớn cho cả nền kinh tế và thị trường bất động sản.

Ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao của Savills Việt Nam, dự báo sức hấp thụ của thị trường bất động sản nhà ở trong năm nay sẽ không cao bằng những năm trước đây vì người dân mua nhà để ở thường phải sử dụng một phần vốn vay ngân hàng như là vốn chủ sở hữu.

“Với tình hình hiện tại, khi nhiều người bị hạn chế về thu nhập, mất việc hoặc giảm lương, không có nhiều nguồn tích lũy, sức mua trên thị trường sẽ khiêm tốn hơn so với các năm trước”, ông Khương cho biết.

Cũng theo ông Khương, mỗi người mua hay nhà đầu tư đề có những kỳ vọng khác nhau, điều kiện tài chính khác nhau. Nhưng trong giai đoạn này, vấn đề pháp lý, năng lực tài chính, cân đối quản trị rủi ro trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính quá lớn vẫn là những yếu tố cần được cân nhắc khi quyết định xuống tiền.

  • Bất động sản 2021: Thị trường có phục hồi sau đại dịch?

    Bất động sản 2021: Thị trường có phục hồi sau đại dịch?

    CafeLand - Thị trường bất động sản 2020 đã khép lại sau một năm nhiều bất ổn. Bước sang 2021, bất động sản vẫn được đánh giá là một kênh đầu tư hấp dẫn. Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định, câu chuyện của thị trường năm 2021 là câu chuyện của chính sách và khả năng phục hồi sau đại dịch.

Diệu Trang
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • eMagazine: Sun Group tìm hướng đi mới trong tâm dịch

    eMagazine: Sun Group tìm hướng đi mới trong tâm dịch

    Tìm hướng đi mới, xoay chuyển tình thế từ bị động sang chủ động gắn với tinh thần “3T” là cách mà Sun Group lựa chọn để đối mặt và vượt qua những thách thức mà đại dịch Covid-19 đặt ra. Trong một buổi trò chuyện cuối năm, bà Nguyễn Ngọc Thuý Linh, Tổ...

  • Đại dịch khiến nhu cầu mua ngôi nhà thứ hai lên cao kỷ lục

    Đại dịch khiến nhu cầu mua ngôi nhà thứ hai lên cao kỷ lục

    Đại dịch làm khối lượng tài sản của người giàu tăng lên nhanh chóng. Theo báo cáo, số cá nhân sở hữu tài sản trị giá trên 30 triệu USD đã tăng gần 10% vào năm ngoài. Điều này kéo theo nhu cầu cao kỷ lục đối với các bất động sản cao cấp hoặc những ngô...

  • Lợi nhuận homestay đâu chỉ đong đếm bằng tiền

    Lợi nhuận homestay đâu chỉ đong đếm bằng tiền

    Từ dạo bước chân vào làm homestay dù quy mô nhỏ xíu, mọi người vẫn mặc định tôi đang kinh doanh và thường hỏi về lợi nhuận. Đã là lợi nhuận thì nhất định câu trả lời phải bằng những con số, mọi câu trả lời khác được đánh giá thuộc dạng né tránh hoặc ...

 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.