Hình minh họa
2 phương án đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) vừa có Công văn gửi Bộ Giao thông vận tải (GTVT) về phương án đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Trong văn bản, Bộ KH-ĐT đồng tình với Bộ GTVT về việc lựa chọn phương án đầu tư xây dựng đường sắt đôi khổ 1.435 mm để vận tải hành khách và hàng hóa, tốc độ khai thác tối đa 180 - 225 km/giờ.
Phương án này có ưu điểm là hình thành tuyến đường sắt để vận tải hành khách và hàng hóa có năng lực lớn; không làm gián đoạn vận tải đường sắt khi đầu tư xây dựng tuyến mới và có khả năng tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam trong tương lai; tạo không gian phát triển kinh tế - xã hội; vận tải hàng hóa trên cả khổ đường 1.000 mm và khổ 1.435 mm, nên kết nối vận tải hàng hóa thuận lợi; hỗ trợ vận chuyển hàng hóa tại các cảng biển, các trung tâm sản xuất hàng hóa.
Tuy nhiên nhược điểm là chi phí đầu tư cao (lên tới 64,8 tỉ USD), thời gian đầu tư dài, khả năng huy động nguồn lực khó khăn.
Phương án còn lại không được chọn là nâng cấp tuyến đường sắt hiện có thành đường đôi khổ 1.435 mm để vận tải hành khách và hàng hóa, tốc độ khai thác tàu khách tối đa 180 km/giờ, tàu hàng tối đa 120 km/giờ.
So với mức chi phí dự kiến ban đầu (59 tỉ USD), phương án này có vốn đầu tư thấp hơn rất nhiều (khoảng 42 tỷ USD) nhờ tận dụng một phần hạ tầng hiện hữu (quỹ đất, kho bãi, mặt bằng các đoạn đáp ứng yêu cầu về bình diện), các doanh nghiệp trong nước có khả năng tiếp cận công nghệ, tỷ lệ nội địa hóa cao, cải thiện đáng kể năng lực, chất lượng dịch vụ đường sắt trên hành lang Bắc - Nam.
Tuy nhiên, tuyến đường sắt hiện tại có tiêu chuẩn kỹ thuật rất, việc nâng cấp mở rộng thành khổ tiêu chuẩn sẽ khó khăn, mức độ tận dụng là không cao; khối lượng giải phóng mặt bằng lớn; làm gián đoạn khai thác tuyến đường sắt hiện hữu từ 5 đến 8 năm; không tạo động lực thúc đẩy quá trình đô thị hóa, tạo thêm không gian phát triển mới.
Sau khi tham khảo ý kiến của Tư vấn thẩm tra được Hội đồng Thẩm định nhà nước lựa chọn, ý kiến chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Bộ GTVT dự kiến kiến nghị lựa chọn phương án xây mới đường sắt thay vì nâng cấp tuyến hiện hữu.
Hình minh họa.
Phương án huy động vốn
Bộ KH-ĐT ủng hộ phương án huy động vốn đầu tư dự án từ nguồn đấu giá đất tại các khu đô thị xung quanh nhà ga (TOD); vốn đầu tư công và vốn đầu tư tư nhân.
Về mô hình thực hiện Dự án, Bộ KH-ĐT kiến nghị triển khai theo hình thức PPP (đối tác công - tư). Trong đó, đối tác công sẽ huy động 80% vốn đầu tư từ ngân sách công, có trách nhiệm quản lý xây dựng hạ tầng; bảo trì và bảo dưỡng kết cấu hạ tầng; điều hành vận tải trên toàn hệ thống.
Đối tác tư tham gia 20% vốn đầu tư, được đối tác công lựa chọn và nhượng quyền khai thác trong 1 thời hạn nhất định. Đối tác tư có trách nhiệm đầu tư phương tiện vận tải và đầu tư các nhà ga cao tầng trên cơ sở thành lập bộ máy vận hành khai thác và trả phí khấu hao cơ sở hạ tầng đã đầu và trả phí bảo dưỡng hạ tầng, phí điều hành vận tải cho đối tác công.
Về kế hoạch tiến độ, nếu phương án xây mới tuyến đường được phê duyệt, dự án sẽ được triển khai thành 3 giai đoạn: từ 2025-2032 đầu tư đoạn TP.HCM - Nha Trang (kết nối với sân bay Long Thành).
Sau giai đoạn 1 sẽ tổng kết đánh giá, hoàn thiện công nghệ xây dựng, quản lý khai thác để rút kinh nghiệm, rút ngắn thời gian triển khai giai đoạn tiếp theo. Từ 2030 - 2035, đầu tư đoạn Hà Nội - Vinh và từ 2035-2045 sẽ đầu tư đoạn Vinh - Nha Trang.
-
Đề xuất tăng mức đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam lên gần 62 tỉ USD
Xem xét Báo cáo tiền khả thi dự án của Bộ GTVT, Liên doanh tư vấn thẩm tra đánh giá các số liệu tính toán chưa sát thực về khối lượng, suất đầu tư để tính toán tổng mức đầu tư, hiệu quả tài chính.
-
Chỉ đạo mới của Chính phủ về dự án đường sắt hơn 1,7 triệu tỷ đồng
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương phối hợp với các bộ ngành, địa phương dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 1/2025....
-
Loạt “ông lớn” Vinaconex, Đèo Cả, Hòa Phát… đứng trước thời cơ chưa từng có
ACBS kỳ vọng các ông lớn ngành nguyên vật liệu xây dựng hạ tầng như Vinaconex, Đèo Cả, Hòa Phát sẽ bứt phá nhờ việc hưởng lợi từ cơ hội đầu tư công lớn nhất từ trước đến nay.
-
Lựa chọn đơn vị tư vấn hàng đầu thế giới cho dự án đường sắt tốc độ cao 67,3 tỷ USD
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo các bộ ngành cần có những cơ chế, chính sách để lựa chọn "trúng, đúng" tổ chức, đơn vị tư vấn quốc tế uy tín, kinh nghiệm, năng lực hàng đầu thế giới tham gia từ khâu thiết kế tổng thể, đến thẩm định, đánh giá, giám...