Công suất thuê sụt giảm
Nghiên cứu thị trường của Savills Việt Nam cho thấy, trong quý 1-2020 phân khúc căn hộ dịch vụ đã chứng kiến công suất giảm 8 điểm phần trăm theo quý và giảm 11 điểm phần trăm theo năm, xuống mức 74%. Riêng hạng A chịu tác động nặng nề nhất, giảm 13 điểm phần trăm theo quý và theo năm.
Một dự án hạng A mở cửa từ đầu tháng 1 ghi nhận công suất đạt 14%, mức thấp nhất của các dự án cao cấp gia nhập thị trường trong vòng năm năm qua. Tổng nguồn cung hiện nay tăng 2% theo quý, đạt xấp xỉ 4.700 căn từ 52 dự án.
Công suất hạng A bị ảnh hưởng mạnh nhất sau khi lệnh hạn chế di chuyển được ban hành. Lượng đặt thuê theo ngày giảm 20 điểm phần trăm so với quý 4-2019. Trước khi đại dịch xảy ra, 90% các dự án hạng A chấp nhận hợp đồng thuê theo tháng và 35% tổng lượng khách thuê ở trong ngắn ngày.
Ông Troy Griffiths, Phó tổng giám đốc Savills Việt Nam, cho rằngnhững nhà quản lý căn hộ dịch vụ nên xem xét điều chỉnh chiến lược kinh doanh quay về thời hạn thuê truyền thống sau khi tình hình khó khăn thuyên giảm.
Đáng chú ý, mặc dù có khó khăn từ khách thuê ngắn hạn, giá thuê dài hạn vẫn tăng trung bình 1% theo quý và 6% theo năm. Trong khi khu vực phía tây và nội thành ổn định hoặc tăng 1% đến 3%, khu vực trung tâm và các khu vực còn lại giảm 1% đến 4%. Khi dịch bệnh bùng phát vào tháng 3, một số nhà điều hành bắt đầu giảm giá thuê 10% và tặng kèm những phiếu giảm giá dịch vụ.
Ảnh minh hoạ
Ông Griffiths cho biết, tính theo công suất thuê, các căn có từ 3 phòng ngủ trở lên được hấp thụ tốt. Loại 5 và 6 phòng ngủ cho thuê kín phòng, loại 3 phòng ngủ đạt 88% và loại 4 phòng ngủ đạt 86%.
Theo báo cáo Ngành Căn hộ dịch vụ toàn cầu 2020-2021, hình thức kinh tế chia sẻ (đại diện là AirBnB) đang giảm sức ép với thị trường căn hộ dịch vụ, trong khi yếu tố kiểm soát kinh tế và luật pháp/quy hoạch được thực hiện từ giai đoạn 2018 - 2019 đã gia tăng ảnh hưởng đến các đơn vị điều hành căn hộ dịch vụ.
Lãnh đạo Savills nhận định, chuyên gia làm việc tại các KCN là nguồn cầu dài hạn chủ yếu của mảng căn hộ dịch vụ. Với quy mô đông nhân công và chia sẻ nhiều không gian chung, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tại Hà Nội và các tỉnh lân cận (Bắc Ninh, Bắc Giang và Hưng Yên) rất nhạy cảm với Covid-19. Mặc dù được phép hoạt động trong thời gian cách ly xã hội, những nhà máy này sẽ gặp rắc rối một khi có trường hợp dương tính.
Vẫn chưa chạm đáy
Mặc dù là một thị trường tương đối nhạy cảm trước những tác động của đại dịch, nhưng theo lãnh đạo Savills Việt Nam, cách lãnh đạo quốc gia chủ động giải quyết khủng hoảng sẽ thúc đẩy môi trường kinh doanh sau đại dịch, nhờ đó nhu cầu thuê lâu dài cũng được phục hồi.
Theo khảo sát của Dalia Research GmbH vào cuối tháng 3, 62% người được hỏi đồng ý rằng chính phủ Việt Nam đang làm đủ những “việc cần thiết” một cách kịp thời, quyết đoán và hiệu quả, đứng đầu trong 45 quốc gia trên thế giới.
Trong quý 1, Hà Nội thu hút được 448 triệu USD dòng vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tương đương 12% so với quý 1-2019. Vốn FDI đăng ký mới đạt 113 triệu USD, tăng 71% theo năm. Trong đó, Hàn Quốc đóng góp nhiều nhất với 67 triệu USD, chiếm 59% tổng nguồn vốn. Theo sau là Nhật Bản với 31%, Trung Quốc với 3% và Đài Loan với 2%. Các chuyên gia châu Á tiếp tục là nguồn cầu then chốt của thị trường căn hộ dịch vụ.
Dự báo về triển vọng tương lai, chuyên gia Savills cho biết, sáu dự án với xấp xỉ 700 căn đang trong giai đoạn hoàn thiện, dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm 2020. Từ năm 2022 trở đi, bốn dự án lớn sẽ cung cấp hơn 200 căn/dự án, phần lớn tập trung tại quận Tây Hồ.
Trong những dự án không có thương hiệu quản lý, xu hướng phát triển hỗn hợp nhiều công năng sẽ phổ biến hơn dự án chỉ có hạng mục căn hộ dịch vụ.
Số liệu thống kê của Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã Hội (MOLISA) cho thấy, tính đến tháng 3-2020, có khoảng 25.500 lao động nước ngoài chưa quay lại làm việc, chiếm 37% tổng số được cấp giấy phép trên toàn quốc. Nguồn cầu chính bị ảnh hưởng trực tiếp do lệnh tạm thời cấm cấp phép thị thực vào Việt Nam.
“Nếu đại dịch kéo dài, hoạt động phân khúc căn hộ dịch vụ sẽ vẫn chưa chạm đáy trong quý 1-2020 nhờ hiệu lực của những hợp đồng dài hạn hiện nay”, đại diện Savills nhận định.
Tuy nhiên, vị này cho rằng, ngoài chính sách giảm giá, các dự án nên đảm bảo các phương pháp bảo hộ cho khách thuê, đồng thời nâng cấp các tính năng kiểu gia đình để thu hút những nhu cầu thuê lâu dài trong tương lai.
-
Doanh thu đầu tư nhà cho thuê lao dốc
Gần 2 tháng qua, bà Hà, chủ 30 căn hộ dịch vụ thất thu 40 triệu mỗi ngày, giá thuê giảm một nửa vẫn vắng khách.
-
Hơn 25.000 người lao động tại Hà Nội đón tin vui
Ngày 19/1, Công ty TNHH Inventec Technology chính thức nhận bàn giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Khu Công nghiệp Hỗ trợ Nam Hà Nội (HANSSIP) để chuẩn bị khởi công tổ hợp nhà máy quy mô lớn trong năm 2025. Đây là tin vui lớn cho hơn 25.000 n...
-
Hà Nội kiến nghị mở rộng diện tích đất xây dựng nhà ở xã hội trong khu đô thị gần 400ha
Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội vừa có báo cáo thẩm định về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án khu đô thị mới Thanh Hà của Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 5 (Cienco5) và Công ty Cổ phần phát triển địa ốc Cienco5 (Cienco5 Land)...
-
Ngân hàng rao bán loạt chung cư, biệt thự tại Ciputra
Ngân hàng VietinBank (chi nhánh Bắc Hà Nội) vừa có thông báo lựa chọn tổ chức bán đấu giá tài sản bảo đảm cho dư nợ vay của CTCP Bio - Zem.