14/10/2023 10:00 AM
Nhận định mới nhất của World Bank về tình trạng suy thoái của nền kinh tế Trung Quốc đang khiến cả châu Á phải lo lắng.

Những thông tin tiêu cực về ngành bất động sản tại Trung Quốc tiếp tục ngập tràn trên các phương tiện truyền thông xã hội. Chính điều này đã góp phần khiến World Bank cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Trung Quốc từ 4,8% xuống còn 4,5%.

Nhiều chuyên gia cho rằng World Bank vẫn có cái nhìn tương đối lạc quan về nền kinh tế Trung Quốc. Ngân hàng ADB cảnh báo rằng những tin tức tiêu cực của ngành bất động sản Trung Quốc thậm chí có thể kìm hãm đà tăng trưởng của toàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Những khó khăn của China Evergrande đã tiếp tục làm suy giảm niềm tin của giới đầu tư. Nhà phát triển bất động sản mắc nợ nhiều nhất thế giới gần đây thừa nhận rằng kế hoạch tái cơ cấu khoản nợ đã thất bại. Chủ tịch Hui Ka Yan thậm chí đang bị điều tra hình sự.

Chuyên gia Thomas Gatley tại Gavekal Dragonomics cho biết những thông tin này “có nguy cơ gây ra nhiều thiệt hại hơn nữa cho lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc nói riêng và nền kinh tế nói chung”.

Gatley cho biết: “Khả năng xảy ra sai sót trong chính sách của chính phủ Trung Quốc làm gián đoạn thị trường và nền kinh tế đã tăng lên”. Ông cảnh báo rằng “căng thẳng tài chính của các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc đang tràn sang các công ty khác khi các nhà phát triển trì hoãn hoặc không trả được nợ cho nhà cung cấp của họ”.

Do ngành bất động sản chiếm tới 30% tổng sản phẩm quốc nội tại Trung Quốc nên việc lĩnh vực này lao dốc đã trở thành tin không vui đối với các nước láng giềng châu Á, những quốc gia đang đặt cược vào đội ngũ lãnh đạo Trung Quốc trong việc ổn định tăng trưởng kinh tế đất nước.

Các chuyên gia trong khu vực châu Á lo ngại rằng những thông tin tiêu cực tại Trung Quốc có thể lan rộng ra cả khu vực trong năm 2024. Nhà phân tích Rick Waters tại công ty tư vấn Eurasia Group cho biết: “Khi tình trạng vỡ nợ lan rộng và Bắc Kinh từ chối cứu trợ, tâm lý của cả thị trường và người mua nhà có thể sẽ tiếp tục suy yếu, góp phần gây ra biến động tài chính”.

Bắc Kinh thực sự đang triển khai nhiều biện pháp để ổn định thị trường bất động sản. Tuy nhiên, không giống như các giai đoạn tăng trưởng chậm lại trước đây, chính phủ đang nỗ lực giảm bớt căng thẳng tài chính mà không làm bong bóng bất động sản tái thổi phồng.

Vào cuối tháng 9, cơ quan quản lý đã yêu cầu các ngân hàng thương mại cắt giảm tỷ lệ trả trước cho người mua nhà lần đầu xuống còn 20% và cho người mua căn nhà thứ hai xuống còn 30%.

Cũng trong tháng trước, Quảng Châu là thành phố lớn đầu tiên của Trung Quốc chấm dứt hạn chế việc mua nhiều hơn hai căn nhà đối với người dân. Kể từ đó, nhiều thành phố cũng làm điều tương tự.

“Với việc ngày càng nhiều nhà phát triển bất động sản phải đối mặt với tình trạng vỡ nợ, niềm tin của người mua nhà sẽ vẫn ở mức thấp, bất chấp các biện pháp hỗ trợ mới được đưa ra. Giá nhà và doanh số bán hàng có thể sẽ tiếp tục phải đối mặt với sự sụt giảm ở các thành phố cấp thấp hơn”, theo ông Waters.

Các quan chức cho biết thị trường bất động sản Trung Quốc có thể mất nhiều năm để thực sự phục hồi khi họ kêu gọi Bắc Kinh hành động nhiều hơn để thúc đẩy các nhà phát triển cải thiện bảng cân đối kế toán và tránh xảy ra nhiều vụ vỡ nợ hơn trong tương lai.

  • Cổ phiếu bất động sản châu Á ảm đạm vì Trung Quốc

    Cổ phiếu bất động sản châu Á ảm đạm vì Trung Quốc

    Các quỹ đầu tư tín thác bất động sản (REIT) tại châu Á đang bị ảnh hưởng khi giới đầu tư trở nên thận trọng hơn trước cuộc khủng hoảng bất động sản và những rắc rối hiện tại của các nhà phát triển Trung Quốc.

  • Thị trường nhà đất châu Á sẽ hướng về đâu?

    Thị trường nhà đất châu Á sẽ hướng về đâu?

    Từ lâu nay, nhà đất đã là loại tài sản độc tôn trong quá trình gây dựng sự giàu có tại châu Á và tăng giá nhanh qua từng năm. Nhưng liệu điều này còn đúng ở thời điểm hiện tại, khi mà thị trường phải đối mặt với quá nhiều điều không chắc chắn và thiếu nhiều động lực tăng trưởng?

  • Văn phòng châu Á vẫn cần thích nghi với hình thức làm việc từ xa

    Văn phòng châu Á vẫn cần thích nghi với hình thức làm việc từ xa

    Dù không phải chịu ảnh hưởng nặng nề như Mỹ và châu Âu, nhưng với khối lượng giao dịch bất động sản văn phòng giảm, thì khách thuê, chủ nhà và nhà đầu tư tại châu Á đều cần xem xét nghiêm túc hơn về một chiến lược chuyển đổi để thích ứng với hình thức làm việc từ xa.

Anh Nguyễn (Asia Times)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.