Theo Hiệp hội Bất Động sản TP.HCM (HoREA), tình trạng “loạn” danh xưng chung cư cao cấp, căn hộ hạng sang, căn hộ siêu sang với tên nước ngoài như: Luxury, Hi-end, Premier, Royal... đã liên tục xuất hiện trên thị trường bất động sản nhiều năm qua. Những từ ngữ này được một số chủ đầu tư sử dụng tràn lan, coi đây là một thủ thuật “câu khách”, quảng bá sản phẩm.
Trao đổi với CafeLand, ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành cho biết, thời gian qua, dự án nào nằm ở khu đất vàng trung tâm hoặc quận gần trung tâm là ngay lập tức được gán mác cao cấp rồi bán với giá cao. Trong khi đó, chất lượng dự án không đảm bảo, không gian tù túng, diện tích hành lang không đủ, thiếu cây xanh… Thậm chí vì tham lợi nhuận, có tình trạng chủ đầu tư chen vào các toà nhà 10 – 20% là các officetel.
Bên cạnh đó, vẫn có nhiều chủ đầu tư vì lợi nhuận nên chỉ đưa ra các bản vẽ sơ sài, thiết kế đơn giản nhưng lại quảng cáo là chung cư cao cấp, thậm chí vì tham xây dựng mật độ cao, nhiều khối chung cư để bán nhưng quên mất điều kiện hạ tầng chật hẹp khiến cho cuộc sống của cư dân thực sự không như hứa hẹn.
Ông Nguyễn Văn Đực.
“Việc tự phong cao cấp để bán giá cao hơn chất lượng đó là lừa dối khách hàng”, ông Đực nhấn mạnh.
Nhận định về câu chuyện này, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng: “Thông tư 14/2008 và sau đó là Thông tư 31/2016 của Bộ Xây dựng đã quy định khá cụ thể các quy chuẩn phân hạng chung cư các hạng A, B, C. Mặc dù vậy, trên thực tế rất ít dự án đăng ký phân hạng cao cấp, trung cấp dù quy định này đã được ban hành gần 1 năm, khiến thông tin các dự án không minh bạch, rõ ràng, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân”.
Theo quy định, chủ đầu tư và sàn giao dịch bất động sản phải niêm yết, công bố thông tin đầy đủ về dự án một cách rõ ràng, chi tiết. Cụ thể như loại hình chung cư, thông tin quy hoạch, hạ tầng, diện tích sử dụng chung, riêng của từng đối tượng, tính pháp lý về sản phẩm bất động sản, danh mục nguyên vật liệu được sử dụng đưa vào công trình, giá bán...
Ông Nguyễn Văn Đính.
Để trở thành người tiêu dùng thông thái, tránh rơi vào cảnh “tiền mất tật mang”, ông Đính cho rằng: “Nhận diện chung cư hạng nào cần yêu cầu chủ đầu tư đăng ký phân hạng chung cư theo quy định của pháp luật. Tiếp theo có thể đánh giá dựa trên các tiêu chí quy hoạch, sự đồng bộ và tính hiện đại của hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông, mật độ cây xanh, tiện ích dịch vụ, chất lượng vận hành quản lý toà nhà, thương hiệu chủ đầu tư cũng như đơn vị quản lý…”
Theo đại diện Hội môi giới, từ việc yêu cầu làm rõ những tiêu chí nói trên, căn cứ vào mức độ thông tin mà chủ đầu tư cung cấp, khách hàng đã phần nào “phán đoán” được chung cư đó đã “xứng tầm” cao cấp hay chưa để “rút ví” mà không hối hận.
Trong trường hợp các chủ đầu tư, sàn giao dịch bất động sản cố tình cung cấp thông tin sai lệch, thiếu sót về dự án cho khách hàng, cung cấp dịch vụ không tương xứng với chất lượng và giá bán cam kết, lãnh đạo Hội môi giới đề xuất cần phải có sự vào cuộc kiểm tra, giám sát thường xuyên của các cơ quan chức năng, xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm theo Nghị định 139/2017 của Chính phủ.
Theo đó, sàn giao dịch bất động sản hoặc môi giới bất động sản làm sai quy định sẽ bị phạt tiền lên đến 70 triệu đồng, hủy bỏ giao dịch, bị buộc thu hồi số tiền thu lợi do sai phạm mà có, tước giấy phép kinh doanh hoặc chứng chỉ hành nghề, bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu xảy ra hậu quả nghiêm trọng…
“Bộ Xây dựng nên cân nhắc sửa đổi, bổ sung Điều 55 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 theo hướng chủ đầu tư dự án nhà chung cư hình thành trong tương lai chỉ được quảng cáo, tiếp thị để huy động vốn với danh xưng dự án "nhà chung cư cao cấp", "nhà chung cư hạng sang", "nhà chung cư siêu sang", "căn hộ cao cấp", "căn hộ hạng sang", "căn hộ siêu sang", sau khi đã được Sở Xây dựng có văn bản công nhận đạt tiêu chí này”. Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) |
-
Dân khóc vì lỡ mua chung cư gắn mác “cao cấp”
CafeLand - Các sản phẩm chung cư gắn mác cao cấp được chào bán với giá cao ngất ngưởng nhưng chất lượng chỉ ngang ngửa nhà bình dân là một trong những nguyên nhân thổi bùng tranh chấp giữa khách hàng và chủ đầu tư thời gian qua.
-
Cưỡng chế bàn giao quỹ bảo trì nhưng tài khoản của chủ đầu tư không đủ tiền
Thông tin này được lãnh đạo thành phố Hà Nội đưa ra tại buổi HĐND thành phố tiếp xúc cử tri quận Hoàng Mai mới đây về câu chuyện tranh chấp quỹ bảo trì tại Tòa nhà AZ Sky phường Định Công.
-
Bị tố làm khó cư dân, Vạn Phúc Group lên tiếng
Van Phuc Group vừa chính thức lên tiếng về vụ việc một người đàn ông ngoại quốc đăng tải video clip lên mạng xã hội tố tập đoàn này làm khó dễ cư dân khu đô thị Vạn Phúc. Những video này nhận được sự tương tác lớn từ cộng đồng mạng với nhiều ý kiến t...
-
Chặn “ngòi nổ” của nhiều cuộc chiến tại chung cư
Dù đã có quy định pháp luật rõ ràng về cách quản lý, sử dụng khoản kinh phí bảo trì chung cư tuy nhiên trên thực tế không phải chủ đầu tư nào cũng tuân thủ đúng quy định. Tại nhiều dự án, khoản tiền này là nguồn cơn của nhiều cuộc tranh chấp giữa cư ...