Sự hiện diện của ngày càng nhiều tập đoàn công nghệ cũng củng cố vị thế của Việt Nam như một trong những trung tâm gia công kỹ thuật số toàn cầu.
Trong bối cảnh môi trường kinh doanh đầy thách thức khiến niềm tin của các nhà lãnh đạo bất động sản doanh nghiệp giảm sút, thị trường offshoring tại châu Á - Thái Bình Dương được dự báo sẽ tăng hơn gấp đôi lên 185,1 tỷ USD vào năm 2032. Sự tăng trưởng này dự kiến sẽ thúc đẩy nhu cầu văn phòng bổ sung từ 4,7 đến 5 triệu mét vuông mỗi năm trong vòng ba năm tới.
Offshoring là chất xúc tác thúc đẩy tăng trưởng của thị trường văn phòng
Các công ty toàn cầu đang tìm kiếm thêm nhiều giải pháp để giảm thiểu chi phí và ngày càng có nhiều công ty coi offshoring như một phần trong chiến lược vận hành.
Offshoring được hiểu là hình thức doanh nghiệp sử dụng những nguồn lực từ quốc gia khác vào việc sản xuất - kinh doanh của mình, không phụ thuộc vào việc những nguồn lực đó có thuộc về cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp đó hay không. Từ đó, offshoring giúp giảm giá thành và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ.
Thị trường offshoring toàn cầu được dự báo sẽ tăng lên 544,8 tỷ USD vào năm 2032, với CAGR đạt 8,5%. Mặc dù Bắc Mỹ sẽ tiếp tục thống trị về mặt thị phần nhưng Châu Á - Thái Bình Dương mới ghi nhận CAGR cao nhất toàn cầu, ở mức 10,2%.
Tim Armstrong, Giám đốc Toàn cầu về Chiến lược và Giải pháp Khách hàng của Knight Frank, cho biết ngành công nghiệp offshoring ở Châu Á - Thái Bình Dương đang chứng kiến đà tăng trưởng chưa từng có. Tận dụng các xu hướng kinh tế toàn cầu, khu vực này đã chuyển đổi thành tâm điểm thịnh vượng cho hoạt động offshoring. Trong đó, Ấn Độ, Philippines, Malaysia và Việt Nam đã trở thành những trung tâm offshoring của thế giới.
Christine Li, Giám đốc Nghiên cứu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Knight Frank, cho biết: “Offshoring đã nổi lên như một động lực quan trọng thúc đẩy nhu cầu văn phòng tại bốn trung tâm nói trên khi họ tiếp tục mở rộng vị thế của mình. Chúng tôi dự đoán khả năng tiết kiệm chi phí sẽ khuyến khích các hoạt động offshoring mạnh hơn. Ấn Độ đã chứng kiến xu hướng này và điều tương tự đang diễn ra ở ba thị trường trọng điểm khác là Philippines, Malaysia và Việt Nam”.
Khả năng phục hồi và sức hấp dẫn của các văn phòng châu Á
Tim cho biết: “Các công ty ngày nay phải đối mặt với vô số thách thức, bao gồm quản lý chi phí, tính bền vững cũng như việc giữ chân và thu hút nhân tài. Vào thời điểm các công ty trên toàn thế giới đang tìm cách tăng hiệu suất, hiệu quả và đổi mới đồng thời ưu tiên kiểm soát chi phí, Châu Á - Thái Bình Dương có chi phí vận hành thấp hơn đáng kể, thấp hơn gần 70% so với Mỹ. Với mỗi foot vuông không gian văn phòng, người thuê có thể tiết kiệm trung bình 70,86 USD ở bốn thành phố so với các thị trường trưởng thành. Điều này có nghĩa là chi phí sử dụng phòng hàng năm giảm đáng kinh ngạc ở mức 54%”.
Tim cho biết thêm: “Trên toàn cầu, lĩnh vực văn phòng đang trải qua một sự thay đổi thế hệ với ba hướng đi riêng biệt hướng tới chất lượng - hướng tới các tòa nhà bền vững, hướng tới các văn phòng giàu tiện nghi và hướng tới các văn phòng có thể mang lại sự linh hoạt hơn. Do sự suy giảm niềm tin đối với lĩnh vực văn phòng, rõ rệt nhất là ở Mỹ, người thuê đang chuyển sang khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Không gian văn phòng cao cấp ở trung tâm thành phố và các tòa nhà tuân thủ các tiêu chuẩn ESG vẫn được người thuê ở khu vực này săn đón nhiều vì họ ưu tiên các mục tiêu không phát thải ròng vào năm 2030. Hơn nữa, đội ngũ nhân sự có trình độ học vấn cao, đa năng và đa ngôn ngữ ở các thị trường đang phát triển trong khu vực được trang bị tốt để cung cấp dịch vụ khách hàng chất lượng cao, giúp họ dẫn đầu xu hướng”.
Theo báo cáo quý 4/2023 của Knight Frank, giá thuê văn phòng trong khu vực giảm 2,4%, với tỷ lệ trống trung bình tăng 1,24% trong năm 2023. Mặc dù tâm lý thị trường đã dần cải thiện nhưng vẫn dễ bị ảnh hưởng bởi biến động giá và tác động từ bối cảnh kinh tế.
Christine cho biết thêm: “Người thuê vẫn quan tâm đến chi phí do môi trường vĩ mô đầy thách thức. Điểm may mắn là các khách thuê doanh nghiệp tiếp tục ưu tiên các chức năng offshoring, thúc đẩy tăng trưởng số lượng nhân viên ở những khu vực mang lại sự tăng trưởng và đổi mới với chi phí thấp hơn, trong khi vẫn duy trì hiệu quả ở những địa điểm thuê đắt đỏ hơn. Do đó, khách thuê tập trung vào việc thúc đẩy nhu cầu văn phòng tại những vị trí chiến lược này đồng thời giảm nhu cầu bất động sản ở những nơi khác. Việc phân bổ nguồn lực chiến lược này giúp giảm thiểu tình trạng sụt giảm giá thuê ở các thị trường như Việt Nam và Philippines, trong khi giá thuê thậm chí còn tăng ở Malaysia và Ấn Độ mặc dù tỷ lệ trống cao hơn”.
Giá thuê văn phòng tại 4 thị trường offshoring trọng điểm trong khu vực
Thành phố Hồ Chí Minh
Giá thuê văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục điều chỉnh do một số chủ nhà đưa ra giá chào thuê cạnh tranh hơn để duy trì tỷ lệ lấp đầy. Nguồn cung đáng kể dự kiến vào năm 2024 được dự báo sẽ gây áp lực lên giá thuê hơn nữa.
Các thành phố cấp 1 tại Ấn Độ
Tỷ lệ trống được cải thiện nhẹ trong suốt năm 2023 do nhu cầu mạnh mẽ, bất chấp việc nguồn cung tăng. Tỷ trọng ngày càng tăng của các hoạt động offshoring trong tổng hợp đồng thuê sẽ vẫn hỗ trợ nhu cầu thị trường văn phòng vào năm 2024.
Manila
Mặc dù giá thuê giảm 11,7% vào năm 2023, tỷ lệ trống vẫn ổn định nhờ động lực mạnh mẽ từ nhu cầu của các công ty truyền thống và offshoring trong lĩnh vực phần mềm.
Kuala Lumpur
Xu hướng tập trung nâng cao chất lượng đang củng cố sự tăng trưởng bền vững tại phân khúc văn phòng cao cấp, nhất là trong bối cảnh nguồn cung mới khan hiếm. Người thuê nhà tận dụng cơ hội để chuyển đến các tòa nhà mới hơn, công nghệ tiên tiến hơn, dẫn đến giá thuê tăng.
Giá thuê tòa nhà hạng cao cấp tại Kuala Lumpur dự kiến sẽ tiếp tục giữ ở mức cao, được hỗ trợ bởi nhu cầu mạnh mẽ hơn đối với các tòa nhà cao cấp.
-
Thị trường văn phòng Việt đang bắt kịp với văn phòng quốc tế như thế nào?
Tiệm cận với các xu hướng quốc tế là điều phổ biến và tất yếu đối với các dự án bất động sản Việt Nam, đặc biệt là phân khúc văn phòng hạng A.
-
Giá thuê văn phòng TP.HCM dự báo tăng mạnh trong năm 2025
Năm 2025, thị trường văn phòng TP.HCM ghi nhận thêm 165.000 m2 nguồn cung mới từ hai dự án ở cả khu vực trung tâm và ngoài trung tâm. Tăng trưởng giá thuê dự báo tăng mạnh 5% trong năm 2025.
-
Thị trường văn phòng Việt đang bắt kịp với văn phòng quốc tế như thế nào?
Tiệm cận với các xu hướng quốc tế là điều phổ biến và tất yếu đối với các dự án bất động sản Việt Nam, đặc biệt là phân khúc văn phòng hạng A.
-
“Ngày tàn” của mô hình kinh tế chia sẻ đã điểm?
Tình hình kinh doanh ảm đạm kéo dài và nộp đơn xin bảo hộ phá sản của những tên tuổi lớn trong ngành bất động sản theo đuổi mô hình kinh tế chia sẻ, như WeWork và Airbnb, dường như đang báo hiệu giai đoạn suy tàn của một mô hình từng được kỳ vọng sẽ ...