Trong khi đó, khối lượng giao dịch với phân khúc văn phòng trong cùng kỳ đạt 13,6 tỷ USD. Theo báo cáo Xu hướng Vốn tại châu Á – Thái Bình Dương của Real Capital Analytics, đây là mức chênh lệnh thấp nhất giữa hai phân khúc trên (200 triệu USD), qua đó cho thấy các nhà đầu tư đang quan tâm nhiều hơn tới phân khúc logistics, trung tâm dữ liệu và công nghiệp.
“Đây là lần thứ ba liên tiếp khối lượng giao dịch của phân khúc bất động sản logistics, trung tâm dữ liệu và công nghiệp vượt mức 10 tỷ USD, qua đó chứng minh nhu cầu và sự quan tâm ngày càng tăng của các nhà đầu tư tại APAC”, các chuyên gia của Real Capital Analytics (RCA) cho biết.
Khối lượng giao dịch văn phòng vẫn chậm
So với quý I, khối lượng đầu tư đã tăng trên tất cả các phân khúc bất động sản ở APAC trong quý II, đạt tổng công 40,3 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái, thời điểm đỉnh dịch COVID-19, theo số liệu của RCA.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, tổng khối lượng đầu tư bất động sản tại APAC đạt 77,6 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ.
David Green-Morgan, giám đốc điều hành của RCA tại APAC cho biết: “Phần lớn các thị trường đều chứng kiến sự phục hồi trong hoạt động đầu tư, ngoại trừ Nhật Bản. Mặc dù mức độ tăng trưởng khối lượng giao dịch có vẻ khiêm tốn, nhưng điều đáng chú ý là các hoạt động tại châu Á không sụt giảm mạnh như những khu vực khác”.
Bất chấp việc tổng khối lượng đầu tư tăng, song đối với phân khúc văn phòng chỉ đạt 13,6 tỷ USD trong quý II, giảm 16% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 6 tháng đầu năm, tổng khối lượng đầu tư cho phân khúc văn phòng chỉ đạt 30,1 tỷ USD, giảm 12% so với cùng kỳ năm 2020.
Lượng giao dịch văn phòng trong nửa đầu năm 2021 cũng ít hơn 40% so với tổng số được ghi nhận trong cùng kỳ hai năm trước. Trong khi đó, các khoản đầu tư bán lẻ trong quý II đạt 9,8 tỷ USD, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.
Các giao dịch tiêu biểu
Thỏa thuận lớn nhất cho một tài sản công nghiệp trong quý II là việc GLP chi 942 triệu USD để mua lại Trung tâm Dữ liệu Internet ở Thượng Hải từ Tập đoàn Zhejiang Century Huatong.
Một số giao dịch tiêu biểu khác có thể kể đến như việc Blackstone chi 767 triệu USD mua lại tài sản của Soilbuilt REIT ở Singapore và 705 triệu USD mua lại Khu công nghiệp Đại sứ quán của Ấn Độ từ liên doanh Warburg Pincus-Ambassador Group.
RCA cho biết mức lợi tức đầu tư trung bình cho tài sản công nghiệp trên khắp các thị trường lớn của APAC đã giảm từ 75 đến 100 điểm phần trăm trong vòng 12 đến 18 tháng qua. Bên cạnh đó, họ cũng lưu ý rằng việc giảm tỷ lệ vốn hóa đã mang đến lợi nhuận cho các phân khúc logistics, trung tâm dữ liệu và công nghiệp, ngang bằng với tài sản văn phòng.
-
Đợt bùng phát mới của đại dịch COVID-19 đang phá vỡ kế hoạch của Apple, Google, Amazon và các nhà cung cấp chính của các doanh nghiệp này trong việc dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam khi các chính phủ thắt chặt kiểm soát biên giới.
-
Đại dịch và lạm phát khiến giới siêu giàu toàn cầu đổ vào bất động sản Singapore
Gần đây, số lượng giao dịch bất động sản tại Singapore tăng lên do giới siêu giàu coi đây là thị trường an toàn để trú ẩn trong thời kỳ lạm phát và đại dịch Covid-19.
-
Xu hướng bất động sản toàn cầu cuối năm 2021
Kết thúc quý II/2021, khối lượng đầu tư bất động sản toàn cầu đã tăng 98% so với cùng kỳ, đạt mức 260,4 tỷ USD, theo CBRE.
-
Nửa cuối năm 2024 là cơ hội để thu mua bất động sản
Theo khảo sát của CBRE, đầu tư bất động sản thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC) có thể phục hồi vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, tạo cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.
-
Nhà đầu tư châu Á tăng cường vốn vào bất động sản trong trung hạn
Bất động sản, một danh mục phụ lớn thuộc tài sản tư nhân, đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư châu Á, với 64% kỳ vọng sẽ tăng lượng nắm giữ trong trung hạn.
-
Sóng đầu tư Trung Quốc thoái trào, để lại 500 “tòa nhà ma” ở Campuchia
Các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc rút đi đã khiến Sihanoukville, điểm nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng của Campuchia, phải đối mặt với hàng trăm dự án còn dang dở.