Khách thuê đang có xu hướng di chuyển từ khu vực trung tâm cũ đến các khu kinh tế mới.
Tăng giá thuê
Trong một nghiên cứu mới đây về thị trường bất động sản, Savills Việt Nam ghi nhận xu hướng tăng giá thuê tại Hà Nội và TP.HCM. Nguồn cầu tăng cao trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm khiến các chủ đầu tư liên tục tăng giá thuê và giữ được vị thế thương lượng.
Trong khi đó, công suất thuê luôn cao, với tỷ lệ trung bình đạt 92% tại Hà Nội và 98% tại TP.HCM trong quý 1-2019. Khách thuê chỉ có thể chấp nhận các mức tăng giá hoặc lựa chọn các phương án thuê khác.
Dịch chuyển nguồn cầu
Một điểm đáng chú ý nữa của thị trường văn phòng là xu hướng dịch chuyển nguồn cầu tới khu vực ngoài trung tâm.
Tại Hà Nội, khách thuê đang có xu hướng di chuyển từ khu vực trung tâm cũ (Hoàn Kiếm) đến các khu vực kinh tế mới. Đặc biệt ở khu vực Ba Đình – Đống Đa, điểm giữa của thành phố, giúp cho việc trung chuyển tới các nơi đều thuận tiện.
Theo đơn vị này, các yếu tố thúc đẩy nguồn cầu văn phòng tại khu vực mới bao gồm cơ sở hạ tầng cải thiện (các tuyến đường sắt trên cao), sự gia tăng của những dự án thương mại và nhà ở, hay những diện tích thuê lớn với mức giá hợp lý.
Trong khi đó, thị trường văn phòng TP.HCM phát triển với các mục tiêu thương mại đa dạng. Khách thuê khó tìm được diện tích văn phòng với chi phí phù hợp.
“Việc nhiều dự án tương lai có tiến độ xây dựng không đảm bảo, nguồn cung tại các khu vực ngoài trung tâm được kỳ vọng sẽ có nhiều cơ hội hơn khi tham gia thị trường”, bà Từ Thị Hồng An, Trưởng bộ phận Cho thuê thương mại của Savills TP.HCM, nhận định.
Bùng nổ không gian làm việc chung
Hiện nay, thị trường văn phòng Việt Nam đang ghi nhận sự nở rộ của mô hình không gian làm việc chung khi nhu cầu làm việc từ xa ngày càng trở nên phổ biến.
Đây được xem là phản ứng của các chủ đầu tư khi nhận ra đã đến lúc họ cần đặt khách hàng làm trung tâm trong mỗi sản phẩm văn phòng, bằng cách cung cấp dịch vụ và hợp đồng thuê lịnh hoạt hơn, phục vụ được nhiều mục đích khác nhau của khách thuê. Chức năng của văn phòng đang thay đổi cùng với sự phát triển của công nghệ và phong cách làm việc linh hoạt.
Trong đó, TP.HCM đã chứng kiến sự mở rộng mạnh mẽ loại hình không gian làm việc chung trong vòng hainăm qua, với mức tăng hơn 90% mỗi năm – đạt trên 37.000 m2 tính đến thời điểm khảo sát. Đa phần diện tích (20.000 m2) tập trung ở khu vực trung tâm với 56% thị phần.
Tại Hà Nội, không gian làm việc chung đang ngày càng phổ biến với nhiều thương hiệu khác nhau như Regus, UP, Toong, Cogo, Tiktak, CEO Suite.
Đơn vị nghiên cứ này cho rằng, mô hình văn phòng linh hoạt được kỳ vọng sẽ có nhiều bước tiến nhờ vào nhu cầu từ các công ty Việt Nam và cả nước ngoài, đều là những đơn vị tìm kiếm giải pháp giảm thiểu chi phí, tăng tính linh hoạt hoặc đang trong giai đoạn thăm dò và phát triển trên thị trường.
-
Văn phòng cho thuê dịch chuyển ra khu vực ngoài trung tâm
CafeLand - Khan hiếm nguồn cung khiến thị trường văn phòng tại TP.HCM và Hà Nội có xu hướng dịch chuyển ra khu vực ngoài trung tâm, theo Savills Việt Nam.
-
Khách thuê thu hẹp văn phòng, trả lại mặt bằng với quy mô lớn
Quý 1/2023 ghi nhận nhiều giao dịch thu hẹp và trả mặt bằng với quy mô lớn, đặc biệt đến từ nhiều doanh nghiệp là chủ đầu tư bất động sản gặp khó khăn về tài chính.
-
Thị trường văn phòng cho thuê Việt Nam có thể tăng trưởng trong ngắn hạn
Phân khúc văn phòng cho thuê tại Việt Nam đang dần phục hồi sau quãng thời gian hơn hai năm chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.
-
Văn phòng hạng sang TP HCM, Phnom Penh giảm nhẹ, Jakarta tăng cao chót vót
Giá thuê văn phòng hạng sang ở các thành phố tại châu Á trong quý III phần lớn đều không biến động quá lớn so với cùng kỳ năm trước, chỉ trừ một số thị trường như Bengaluru và Mumbai của Ấn Độ....