Những áp lực đè nặng lên nền kinh tế toàn cầu vẫn tồn tại cho đến Q2/2023, bao gồm lãi suất tiếp tục tăng, lạm phát cao và phục hồi thương mại chậm chạp. Tất cả góp phần tạo nên bối cảnh đầy thách thức cho thị trường bất động sản trong 3 tháng gần nhất.

https://www.us.jll.com/images/gmp/jll-gmp-august-2023-social-1200x628.jpg

Ảm đạm, không chắc chắn

Sự không chắc chắn tăng lên đã được phản ánh trong thị trường văn phòng quý vừa qua. Khối lượng cho thuê toàn cầu tăng 7% so với quý 1, thường là quý yên tĩnh nhất trong năm, nhưng thấp hơn 14% so với Q2/2022. Tỷ lệ hấp thụ ròng chuyển sang âm do mức tăng ở châu Á - Thái Bình Dương không bù đắp nổi tỷ lệ lấp đầy giảm ở Bắc Mỹ và châu Âu. Hoạt động trong lĩnh vực hậu cần cũng vừa phải, do tăng trưởng kinh tế chậm hơn và nguồn cung hạn chế ở cả châu Âu và Bắc Mỹ.

Toàn bộ tác động của chu kỳ thắt chặt lãi suất vẫn đang ảnh hưởng đến nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng toàn cầu có thể sẽ chậm hơn nữa cho đến cuối năm, nhưng thị trường lao động vẫn duy trì tốt và niềm tin của người tiêu dùng đang phục hồi, hỗ trợ doanh số bán lẻ và du lịch giải trí.

Môi trường kinh tế nhiều biến động tiếp tục ảnh hưởng đến các ngân hàng trung ương, hiện được cho là sẽ giữ lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn để chống lạm phát. Chi phí vốn tăng cao và bảo lãnh phát hành thận trọng đang làm giảm lượng giao dịch. Đầu tư trực tiếp trên toàn cầu giảm trong quý 2, giảm 54% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 139 tỷ USD. Khối lượng đầu tư trong nửa đầu năm nay ở mức 276 tỷ USD, giảm 54% và là mức đầu tư nửa đầu năm thấp nhất trong một thập kỷ. Việc điều chỉnh định giácũng đang diễn ra trên mọi thị trường, mạnh nhất tại Mỹ và đang dần lan ra châu Âu và châu Á - Thái Bình Dương.

Mặc dù tất cả các lĩnh vực bất động sản chính đều trải qua sự sụt giảm đáng kể trong nửa đầu năm 2023, nhưng triển vọng trong ngắn hạn và dài hạn rất khác nhau. Bất động sản văn phòng tiếp tục chịu áp lực trong bối cảnh tâm lý toàn cầu suy yếu từ cả nhà đầu tư và người cho vay. Tuy nhiên, tâm lý nhà đầu tư và động lực của dịch vụ hậu cần vẫn ổn định, trong đó tính thanh khoản của các giao dịch ở quy mô lớn thậm chí còn được cải thiện tốt hơn. Lĩnh vực nhà ở vẫn mạnh mẽ và các yếu tố cơ bản có khả năng phục hồi trên khắp các khu vực.

Triển vọng của thị trường nhà ở

Thị trường nhà ở toàn cầu vẫn ở trong tình trạng thiếu nguồn cung để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Chi phí lớn hơn và nguồn tài chính hạn chế đã khiến hoạt động xây dựng dự án mới suy giảm ở một số thị trường lớn, làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Điều này đang giúp cải thiện tính thanh khoản, với các dấu hiệu tăng trưởng tại thị trường đầu tư ở châu Âu, Trung Đông và châu Phi (EMEA) và châu Á - Thái Bình Dương sau nhiều quý giảm liên tiếp.

Trong đó, các nhà đầu tư ở châu Á - Thái Bình Dương cũng đang mở rộng phạm vi tiếp cận và thúc đẩy mức đầu tư kỷ lục vào các thị trường nhà mới nổi như Úc và Trung Quốc, mặc dù sự suy giảm ở thị trường lớn nhất khu vực, Nhật Bản, vẫn tiếp diễn trong quý vừa qua.

Ngắn hạn: Có những dấu hiệu cho thấy mức tăng chi phí xây dựng đang bắt đầu chậm lại, nhưng tác động của lãi suất cao hơn đã hạn chế việc phát triển dự án mới, đã giảm 20% ở Mỹ và 45% ở châu Âu trong nửa đầu năm 2023. Tình trạng thiếu nhà ở sẽ tiếp tục đẩy giá thuê cao hơn ở châu Âu và một số thị trường châu Á - Thái Bình Dương. Trong khi số lượng chung cư hoàn thiện ở mức kỷ lục trong hai năm tới có thể sẽ khiến giá thuê nhà tại Mỹ giảm, nhưng thị trường vẫn thiếu nguồn cung.

Dài hạn: Tiền thuê nhà sẽ tiếp tục tăng khi, nhất là tại các thành phố lớn, do định giá nhà cao và chi phí thế chấp tăng. Trên toàn cầu, sẽ có sự xuất hiện ngày càng nhiều của các mô hình sở hữu mới như sở hữu một phần, cho thuê một phần, như một lựa chọn thỏa hiệp để bước chân vào thị trường nhà ở. Loại quyền chọn sở hữu này hiện đã xuất hiện ở một số quốc gia.

Lam Vy (JLL)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.